Những lưu ý 'vàng' cần biết để đảm bảo an toàn khi đi bơi

- Khi đi bơi, chúng ta cần nắm được cảnh báo về an toàn bơi trong bể: cấm nhảy cắm đầu, chọn bể bơi có phân luồng để tránh bơi ngang dọc, đạp chân tay vào mặt nhau, chọn các bể có tăng cường bảo vệ cứu hộ giám sát trong bể bơi...
Dưới đây là những tai nạn khi đi bơi mà con bạn có thể gặp phải, bạn nên lưu ý để đảm bảo cho bé một kì nghỉ an toàn và lành mạnh. Hãy luôn theo sát con để bảo vệ bé trước mọi nguy hiểm có thể xảy ra khi đi bơi:

Theo các chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe cho rằng bơi lội rất có lợi cho sức khỏe. Với trẻ nhỏ, nó là một môn thể thao hữu ích, nếu được tập luyện bài bản từ nhỏ nó sẽ giúp xương khớp được phát triển một cách vượt trội và cứng cáp. Do vậy học bơi từ sớm sẽ giúp trẻ tăng trưởng chiều cao và thể lực nhanh chóng.
Khi đi bơi, chúng ta cần nắm được cảnh báo về an toàn bơi trong bể: cấm nhảy cắm đầu, chọn bể bơi có phân luồng để tránh bơi ngang dọc, đạp chân tay vào mặt nhau, chọn các bể có tăng cường bảo vệ cứu hộ giám sát trong bể bơi...
Vì vấn đề an toàn khi bơi lội, cần chú ý những điểm sau:
- Bơi lội ở nơi quy định.
- Tuân thủ các quy định của bể bơi.
- Trước khi xuống bơi nên tắm gội, có thể giúp thân thể thích nghi quen dần với nhiệt độ nước và bảo vệ chất lượng nước ở bể bơi.
- Bên bể bơi không được chạy nhảy hay đuổi bắt tùy tiện, tránh tình trạng trơn trượt, bị thương. Không được tùy tiện đẩy người khác xuống nước, tránh đụng chạm phải người khác và tránh gây xô xát khi va chạm với bể bơi. Không được nhảy nước, thường bởi vì nước nông, khi nhảy xuống dễ gây chấn thương cho xương cổ.
- Lúc chơi dưới nước, không được nhấn, đè, ép người khác xuống mặt nước và không chịu buông tay, tránh việc họ bị sặc nước và ngạt thở.
- Không được đóng kịch quá mức với người cùng nhóm. Ví dụ: Đẩy người cùng nhóm hoặc ép người đó xuống mặt nước, thậm chí giả vờ bản thân bị đuối nước.
- Khi lặn dưới nước, nên biết lượng sức mình, tránh phát sinh chuyện ngoài ý muốn.
- Lúc hoạt động dưới nước, bản thân cảm thấy rùng mình hay có hiện tượng bị chuột rút thì mau chóng lên bờ nghỉ ngơi ngay.
- Khi bơi tiến về phía trước, nên mở mắt, giữ khoảng cách an toàn với người bơi ở phía trước, tránh bị đạp phải và bị thương.
- Nếu ở dưới nước nhận thấy thể lực bản thân không đủ, không thể bơi lên bờ được nữa, phải lập tức giơ tay xin cứu giúp, hoặc hét lớn "cứu tôi với" và chờ đợi người khác đến cứu hộ.
- Bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc chiều dài cánh tay . Theo đó, người lớn luôn phải ở cách đứa trẻ chưa biết bơi khoảng cách bằng chiều dài một cánh tay, bất kể nơi chứa nước mà bạn và con đang ở trong đó là gì.
- Bố mẹ không nên tuyệt đối tin vào sự an toàn c ủa các dụng cụ trợ nổi, trong đó có phao bơi đỡ cổ .
Tai nạn có thể xảy đến bất cứ lúc nào và chúng ta tuyệt đối không nên phó mặc sự an toàn của con mình cho phao bơi vì suy cho đến cùng, chúng cũng chỉ là dụng cụ hỗ trợ và các chuyên gia còn phân tích nó thường tạo ra cảm giác an toàn giả.
- Cha mẹ cần liên tục cảnh báo, nhắc nhở trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu hay khu vực bơi lội chỉ dành cho người lớn.
- Nhắc nhở trẻ tuân thủ mọi nguyên tắc tại bể bơi hay khu vui chơi dưới nước, tuyệt đối không tự ý xuống nước khi chưa có sự cho phép của người lớn hay đi lại ở những khu vực không được phép, ngay cả khi trẻ đã biết bơi.
Ngoài ra, bơi lội cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tới cơ thể trẻ nhỏ như đau mắt, các bệnh về da, bệnh về đường hô hấp. Khi đi bơi tại những bể bơi công cộng cũng là lúc bé phải đối mặt với hàng loạt dịch bệnh. Các loại bệnh thường gặp vào mùa kè tại bể bơi phải kể đến đó là: bệnh ngoài da, đau mắt, bệnh tai-mũi-họng,…
- Bệnh ngoài da: Đây là loại bệnh dễ gặp khi đi bơi nếu nguồn nước không được đảm bảo và bể không được vệ sinh thường xuyên. Biểu hiện của bệnh này là nổi mần đỏ, ngứa, sần sùi và có mụn nước.
- Đau mắt đỏ: Ngoài ra, đau mắt đỏ cũng là loại bệnh thường gặp. Bệnh này phát sinh nguyên nhân là do niêm mạc mắt tiếp xúc trực tiếp với bể bơi, không sử dụng kính bơi mà mở mắt trực tiếp sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
- Bệnh về tai-mũi-họng: Sau khi đi bơi nếu không được vệ sinh cơ thể đúng cách sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu thậm chí có thể gây viêm tai.
Ngoài ra còn một số loại bệnh nguy cơ nhiễm phải không cao nhưng nếu không nếu không đề phòng thì cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe bé như: Bệnh về vùng kín, bệnh về đường tiêu hóa,…
 
Để trẻ có thể thoải mái bơi lội mà không lo bị mắc phải những loại bệnh trên, bậc cha mẹ nên chú ý một số vấn đề cần thiết sau:

- Trước khi đi bơi, cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như mũ bơi, kính bơi, áo phao, nút tai, khăn lông, nước muối sinh lý nhỏ mắt, súc họng, dầu nóng... Nên trang bị kính bơi đạt chuẩn- chất lượng để bảo vệ mắt. Khi lên bờ phải dùng muối sinh lý vệ sinh mắt cho trẻ. Bạn chớ coi thường việc đội mũ và kính bơi do nước bể bơi luôn có chứa một lượng hóa chất nhất định đặc biệt là hóa chất clo có thể khiến cho tóc bị xơ, khô, rối và không tốt cho mắt. Bạn cũng đừng quên khởi động 10 – 15 phút trước khi bơi nữa nhé. Nên áp dụng một số bài tập vận động tay chân cổ để làm ấm cơ thể, phòng ngừa tình trạng mệt mỏi, đặc biệt là phòng ngừa tai nạn nguy hiểm như chuột rút, vọp bẻ, chứng co cơ, cảm lạnh. Ngoài ra, bạn cần bù đắp lượng nước đều đặn, đầy đủ cho cơ thể trước, trong và sau khi bơi. Bơi lội khiến cơ thể có thể bị khử nước, vậy nên cần chuẩn bị sẵn một bình nước để tránh rơi vào tình trạng khát nước bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây mệt mỏi và dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc.
 
- Chọn những bể bơi có các thiết bị bể bơi chất lượng tốt, đảm bảo chất lượng vệ sinh cho bể bơi luôn sạch sẽ. Đầu tiên bạn nên lựa chọn hồ bơi có nguồn nước sạch, không quá đông người. Bể bơi dành cho rất nhiều người, đồng nghĩa với việc khi bơi mỗi người đều có thể để lại một chút da chết, tóc, hóa mỹ phẩm, các mầm bệnh đang mang theo, vi khuẩn và ký sinh trùng và thậm chí là một lượng nước tiểu. Hóa chất clo trong bể bơi dùng để khử trùng những chất độc hại trên nhưng chưa chắc đạt hiệu quả tốt nhất. Do vậy, bạn sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh ngoài da, đau mắt, đỏ, bệnh vùng kín. Đồng thời, bạn cũng không nên đi bơi khi trên người có vết thương hở. Tắm tráng trước khi xuống nước cũng là một cách giữ vệ sinh chung có lợi cho mình và mọi người đó. Chất lượng nước trong bể bơi bao hàm lượng lớn nguồn gốc các chất kích thích gây ra bệnh viêm mũi. Nếu thể chất thuộc dạng dễ bị dị ứng, có thể uống các loại thuốc phù hợp ở thời điểm trước và sau khi bơi, thực hiện các biện pháp phòng chống hiệu quả, đồng thời có thể đeo thêm các vật dụng phòng hộ, tránh nước vào khoang mũi. Lúc bị sặc nước nhất định không được ra sức xì mũi, nếu không sẽ gây giãn mao mạch, những thứ bẩn sẽ qua đường tai đi thẳng vào bên trong tai giữa gây ra viêm. Sau khi bơi nên xì mũi vài cái, cũng có thể dùng nước muối rửa sạch mũi, giảm bớt nước tiêu độc kích thích bị bám vào mũi trong bể bơi.
- Khi bơi tốt nhất nên đeo kính bơi. Mắt là bộ phận rất mềm yếu và dễ bị tổn thương trên cơ thể chúng ta, các vi sinh vật mang mầm bệnh ở trong bể nước rất dễ xâm hại bộ phận mắt, hơn nữa các loại dịch chất khử độc trong hồ bơi cũng kích thích vào kết mạc mắt, dẫn đến tình trạng viêm.
Nếu sau khi bơi thấy mắt bị đau rát hoặc có cảm giác khó chịu, có thể dùng đến thuốc nhỏ mắt, đề phòng mắt bị lây nhiễm bệnh. Nước vào mắt cũng đừng dùng tay dụi, mà hãy dùng nước tinh khiết rửa ngay. Trong mùa dịch đau mắt đỏ cao điểm tháng 6 đến tháng 8, cần đặc biệt chú ý bảo vệ bộ phận mắt của mình.
- Ngay cả hồ bơi đã qua khử độc, nhưng vi khuẩn trong đó vẫn không thể diệt sạch hết được. Vi khuẩn thông qua khoang miệng đi vào đường hô hấp, đường tiêu hóa, sau đó gây ra lây nhiễm.
- Đặc biệt là khi sức đề kháng cơ thể xuống thấp, khi niêm mạc miệng có vết thương hoặc xuất hiện tình trạng viêm, thì càng dễ bị lây nhiễm, chân răng bị đổ và sưng tấy thậm chí bị loét khoang miệng. Sau khi bơi nên lập tức dùng nước sạch đánh răng và súc miệng lại ngay.
Trong điều kiện cho phép, có thể dùng nước súc miệng khử độc tố. Trước khi xúc miệng, không được uống nước hoặc ăn đồ ăn. Đề phòng vi sinh vật mang mầm bệnh đi theo đường ăn uống tiến vào bên trong dạ dày gây ra lây nhiễm.
 
- Trong khi bơi nên làm gì để tránh bị chuột rút? Khi bơi, bạn nên phối hợp các động tác nhẹ nhàng, chính xác, thoải mái. Nếu cảm thấy đã mệt, mỏi cơ hay động tác phối hợp rời rạc, không còn nhịp nhàng thì lúc này bạn cần nghỉ ngơi. Viêc cố tiếp tục bơi sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút hoặc rét lạnh thứ phát. Lúc này, bạn nên giảm dần tốc độ, bơi lại gần bờ và thả lỏng toàn thân một chút rồi lên bờ. Khi đang bơi, nếu bị chuột rút bạn cần bình tĩnh thả lỏng toàn thân trong tư thế dang rộng tay chân, từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh và xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút. Khi thấy đỡ thì báo cho người xung quanh hoặc bộ phận cứu hộ đến giúp đỡ đưa lên bờ. Nếu bạn là người mới tập bơi thì nên bắt đầu ở chỗ nước không quá sâu, ngang ngực để khi gặp sự cố, vẫn kịp đứng lên, thò mũi trên mặt nước mà thở. Bạn nên tập ở góc bể, tránh bơi cắt ngang bể làm ảnh hưởng đến những người đã bơi thạo. Trường hợp bạn đi bơi cùng với bé thì việc luôn để mắt canh chừng bé, kể cả khi có huấn luyện viên và nhân viên cứu hộ ở đó là điều cần thiết. Đừng hoàn toàn tin tưởng vào khả năng bơi lội của con mình, vì dù thế nào bé vẫn còn là học viên chứ chưa là một vận động viên. Vậy cho nên bạn cần phải luôn luôn để ý và nhắc nhở bé chỉ được đến gần nước khi có mặt người lớn. Nếu bé không muốn bơi thì bố mẹ cũng không nên ép con xuống, dễ làm bé bị sặc nước hoặc gây tâm lý sợ nước, sợ bơi. Trong quá trình tập bơi bạn nên hạn chế cho bé dùng phao như vậy sẽ tạo ra cảm giác an toàn giả tạo và rất dễ lơ đãng, bất cẩn đó nhé. Bố mẹ tuyệt đối không nên cho con đi bơi vào buổi trưa vì khi đó nhiệt độ cơ thể bé đang cao, cộng với mồ hôi ra nhiều lại gặp nước sẽ làm bé dễ bị cảm lạnh. Giờ bơi tốt nhất cho bé là vào đầu giờ sáng hoặc cuối buổi chiều (khoảng 5 giờ chiều). Trường hợp bé đi bơi còn nhỏ thì cho bé bơi khoảng 45 phút, lên bờ cần lấy khăn ủ ấm và đưa bé đi tắm nước sạch, tránh nhiễm bẩn. Cho bé súc miệng bằng nước sạch do hóa chất trong bể lỡ uống phải dễ hủy hoại men răng bố mẹ nhé.
 
                                                                                                   Tác giả: Hoàng Như Sơn
                                                                        Giáo viên tổ: Ngoại ngữ - Sinh – Thể dục
                                                                                 Nguồn bài viết: Báo tiền phong
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

2173/SGDĐT-TCCB

Thông báo Vv tuyển dụng viên chức khối các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2017-2018.(Yêu cầu các đơn vị dán niêm yết công khai)

Lượt xem:479 | lượt tải:77

2172/SGDĐT-GDTX - GDCN

Mở lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho viên chức dạy trong cơ sở giáo dục công lập.

Lượt xem:423 | lượt tải:85

2165/SGDĐT-GDTRH

Triển khai cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc "Tự hào Việt Nam" lần thứ II, năm 2017.

Lượt xem:442 | lượt tải:78
Tìm kiếm tài liệu

Thông tin thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay693
  • Tháng hiện tại10,997
  • Tổng lượt truy cập1,551,503
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐIỆN BIÊN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Địa chỉ: Tổ 16, phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
email: vanbancanbiet@gmail.com
Điện thoại liên hệ: 0215 3 925 292
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây