HƯỚNG DẪN KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN.

 
Atlat vẫn được coi là một cuốn sách giáo khoa Địa lý đặc biệt mà ở đó hệ thống lại các kiến thức bằng bản đồ. Nó được coi là trợ thủ đắc lực trong các bài thi Địa lý, đặc biệt trong ôn thi HSG, thi TN THPT  Quốc gia.
1. Hiểu rõ cấu trúc của Atlat Địa lý Việt Nam
 Atlat Địa lý có cấu trúc 4 phần tương ứng với 4 chương trong sách giáo khoa Địa 12 gồm: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý các ngành kinh tế và Địa lý các vùng kinh tế.
 Theo đó, các trang  Atlat Địa lý Việt Nam có nội dung cụ thể như sau:
       • Trang 3: Hệ thống lại các kí hiệu bản đồ dùng trong Atlat
       • Trang 4, 5: Thể hiện phạm vi lãnh thổ, các đơn vị hành chính, dân số, diện tích, các thành phố trực thuộc trung ương.
       • Trang 6 – 14:  Là những kiến thức thuộc phần Địa lý tự nhiên
       • Trang 15 – 16: Kiến thức thuộc chương Địa lý dân cư
       • Trang 17 – 25: Tóm tắt kiến thức về các ngành kinh tế. Cụ thể: Kinh tế chung ở trang 17; kinh tế nông nghiệp trang 18, 19, 20; kinh tế công nghiệp trang 21, 22; các ngành dịch vụ trang 23, 24, 25
       • Các trang còn lại là kiến thức về các vùng kinh tế trọng điểm
 Khi nắm rõ về cấu trúc của Atlat Địa lý Việt Nam, các em có thể tìm nhanh và chính xác nhất các kiến thức mình cần để giải quyết nhanh các câu hỏi đơn giản, và tiết kiệm thời gian cho những câu hỏi phức tạp hơn. Vì thời gian làm bài trắc nghiệm Địa lý trung bình chỉ có 1,25 phút/1 câu. 
2. Đọc Atlat Địa lý Việt Nam đúng trình tự
 Điều đó có nghĩa là các em cần biết đọc các thông tin được thể hiện trên bản đồ. Vì ở đó, các kiến thức đều được mã hóa dưới dạng các kí hiệu, nên để có thể đọc được bản đồ chính xác các em cần nắm rõ các kí hiệu và chú giải (trang 3).
 Ngoài ra, các em cần nắm chắc các nội dung trong bài học với các mục cụ thể trong Atlat để từ đó tự rút ra được thông tin cần thiết cho mình.
– Trắc nghiệm môn địa có sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam, vì thế các em cần nắm vững kỹ năng đọc Atlat Địa lý Việt Nam.
– Vì mỗi câu chỉ có 1 phút 15 giây, nên nếu làm câu Atlat Địa lý Việt Nam (có thể có từ 4 – 8 câu Atlat Địa lý Việt Nam) mà không quen đọc, các em có thể mất nhiều thì giờ mà vẫn đọc sai.
– Các câu Atlat Địa lý Việt Nam ta làm sau cùng và làm cùng lúc để khỏi phải mở, đóng Atlat nhiều lần, mất thì giờ.
– Trước hết các em cần thuộc trang 3 cuốn Atlat Địa lý Việt Nam (các ký hiệu chung) để đỡ mất thì giờ tra lại. Không khó để học trang này.
– Nhớ tên tỉnh thành khác với tên các thành phố. Tên tỉnh và  5 thành phố trực thuộc trung ương được ghi bằng chữ IN HOA màu ĐỎ (hay HỒNG). Còn tên thành phố thuộc tỉnh thì ghi màu đen và font chữ nhỏ hơn. Tên tỉnh thành được phân rõ ở trang 4 và trang 5 Atlat Địa lý Việt Nam. 
– Ngoài ra các em cũng cần nhớ tên 7 vùng kinh tế, 7 vùng nông nghiệp ở trang 17, và trang 18 Atlat Địa lý Việt Nam. Trang 17 cho biết vùng và có tên các tỉnh thành (chữ Đỏ) trong mỗi vùng. Các vùng kinh tế cũng được phóng lớn ở các trang 26, 27, 28 và 29. Mỗi trang có 2 vùng kinh tế [trừ trang 27 có 1 vùng là vùng Bắc Trung Bộ.]
– Phần mục lục ở cuối trang 31 cho ta biết trang bản đồ cần tìm. Các em nên lưu ý việc này, thay vì mở từng trang xem coi nó nằm ở đâu. Ta mở mục lục để tìm cho nhanh.
–  Đọc kỹ phần ghi chú ở Atlat Địa lý Việt Nam. Ví dụ: trang 3 về Trung Tâm Công nghiệp có 4 mức giá trị sản xuất công nghiệp (trong trang 21, 26, 27, 28, 29 bài vẽ hình tròn màu đỏ trong có các ngành công nghiệp) còn ở trang 3, họ chỉ vẽ có 4 nửa vòng tròn đồng tâm tương ứng với 4 giá trị: vòng lớn nhất có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng, còn vòng lớn thứ nhì là từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. 75% các em bỏ mất chữ trên nên ghi từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. Cá biệt có em còn ghi 40 đến 120 nghìn đồng (sai đơn vị).
– Các em nên lưu ý đến các biểu đồ, lát cắt kèm theo bản đồ cùng trang để nắm số liệu. Ví dụ Atlat Địa lý Việt Nam trang 13. Cho biết đỉnh Phu Luông cao bao nhiêu. Nếu quan sát lát cắt bên dưới phía trái bản đồ ta thấy núi Phu Luông cao 2.985m (còn tìm trên bản đồ vừa mất thì giờ vừa khó nhìn số độ cao)
3. Nắm rõ mối tương quan giữa các đối tượng
Mối tương quan đó cụ thể là: mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau, mỗi quan hệ tương hỗ, quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên - kinh tế, dân cư - kinh tế, kinh tế - kinh tế, tự nhiên - dân cư…
Cần lưu ý và tự trang bị cho mình kĩ năng tính toán, đo đạc, so sánh, xác định vị trí địa lý để làm các bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.
https://bizweb.dktcdn.net/100/427/035/files/atlat-dia-ly-viet-nam-600x600.jpg?v=1622514658831
Ảnh minh họa học sinh thực hành khai thác thông tin trong Atlat Địa lý Việt Nam
4. 5 bước khi làm bài khai thác Atlat Địa lý Việt Nam
 Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi, xác định đúng nội dung câu hỏi
 Bước 2: Xác định nhanh các trang Atlat liên quan cần dùng để giải quyết được nội dung câu hỏi
 Bước 3: Xác định kỹ năng cần vận dụng để làm việc với bản đồ (nhận biết, đọc tên đối tượng, xác định vị trí hay xác định mối quan hệ…)
Bước 4: Xác định và khai thác các kí thiệu thông tin từ Atlat Địa lý Việt Nam
Bước 5: Kết hợp 4 bước trên để tìm ra đáp án
 Dựa vào hình 31.5 (SGK trang 141) và Atlat Địa lí Việt Nam ...
 Ảnh minh khai thác thông tin về ngành du lịch trong Atlat Địa lý Việt Nam
 
Tác giả: Lò Thị Nương
Nguồn: Tổ Văn - Sử - Địa - GDCD - CN

 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

2173/SGDĐT-TCCB

Thông báo Vv tuyển dụng viên chức khối các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2017-2018.(Yêu cầu các đơn vị dán niêm yết công khai)

Lượt xem:520 | lượt tải:91

2172/SGDĐT-GDTX - GDCN

Mở lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho viên chức dạy trong cơ sở giáo dục công lập.

Lượt xem:476 | lượt tải:95

2165/SGDĐT-GDTRH

Triển khai cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc "Tự hào Việt Nam" lần thứ II, năm 2017.

Lượt xem:497 | lượt tải:90
Tìm kiếm tài liệu

Thông tin thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay576
  • Tháng hiện tại27,543
  • Tổng lượt truy cập1,618,871
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐIỆN BIÊN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Địa chỉ: Tổ 16, phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
email: vanbancanbiet@gmail.com
Điện thoại liên hệ: 0215 3 925 292
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây