AI LÀ TRUNG TÂM CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VÀ VẤN ĐỀ TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG

Nếu hiểu từ “trung tâm” (theo nghĩa vị trí) của hoạt động dạy và học trong lớp thì đó là người giáo viên. Nếu hiểu từ “trung tâm” (hàm ý quan trọng nhất, là mục tiêu ý nghĩa) của giáo dục thì đó là học sinh.

Có lẽ ai trong ngành cũng nắm rõ thuật ngữ “đổi mới PPDH theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Cùng với đó là một loạt những phương pháp, kĩ thuật dạy học ở đó học sinh làm việc là chủ yếu như kỹ thuật động não, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo dự án; xa hơn còn có mô hình trường học mới VNEN đề cao hoạt động của ban tự quản và hoạt động nhóm của học sinh; các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giả quyết tình huống, cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học…Có lẽ không thể lập tức mà kể hết được những đổi mới đang tác động nên cái gọi là “trung tâm” của quá trình dạy học hiện nay được.
Quay trở lại vấn đề ban đầu, vậy coi học sinh là trung tâm thì là mỗi học sinh là một trung tâm hay cả tập thể học sinh là trung tâm hay giáo viên là trung tâm? Nếu coi học sinh là trung tâm thì bản thân học sinh sẽ là trung tâm hay là các hoạt động của học sinh là trung tâm?
Xem xét sâu hơn thì quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hoạt động dạy và hoạt động học đan xen và tương tác với nhau trong điều kiện nhất định nhằm đạt tới mục tiêu dạy học. Như vậy ngay cả việc coi hoạt động học của học sinh là trung tâm thì cũng chỉ chiếm được một nửa của quá trình dạy học, không thể coi là trung tâm được.
Theo các tài liệu về quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá của quá trình dạy học đều phải quán triệt việc lấy học sinh làm trung tâm. Nhưng dạy học trong nhà trường thì theo lớp học có nhiều học sinh dẫn tới mục tiêu sẽ khác nhau, nội dung khác nhau, phương pháp khác nhau…và để dùng một từ ngữ phù hợp trong trường hợp này người ta gọi giáo viên là “nhạc trưởng” vô hình chung lại ngầm coi giáo viên là trung tâm.
Phải thẳng thắn thừa nhận rằng nếu với quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì giáo viên phải làm việc nhiều hơn. Giáo viên sẽ chỉ đạo, tổ chức, điều khiển quá trình học tập của học sinh để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức (trong trường hợp có thể). Như vậy dù có gọi như thế nào đi nữa thì cái “trung tâm” trong lớp học không thể là ai khác ngoài người giáo viên được.
Một số giáo viên lầm tưởng “ học sinh là trung tâm” thì phải nâng niu chiều chuộng học sinh; việc học, khám phá, sáng tạo, rèn luyện là của học sinh… Vậy là do cách gọi có vẻ đánh lạc hướng vấn đề như vậy nên nhiều giáo viên đã lãng quên nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.
Nếu hiểu từ “trung tâm” (theo nghĩa vị trí) của hoạt động dạy và học trong lớp thì đó là người giáo viên. Nếu hiểu từ “trung tâm” (hàm ý quan trọng nhất, là mục tiêu ý nghĩa) của giáo dục thì đó là học sinh. Bởi một lí lẽ đơn giản là nhà trường sẽ không tồn tại nếu không có học sinh. Nói cách khác nếu hiểu theo nghĩa vai trò, vị trí thì trung tâm trong lớp học là giáo viên, nếu hiểu theo nghĩa tầm quan trọng, mục tiêu hướng tới thì trung tâm của lớp học là học sinh.
Như vậy trong việc chuẩn bị (soạn bài) và thực hiện tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp học thì giáo viên phải làm chủ và điều khiển được các hoạt động của bản thân cũng như của học sinh. Ở vị trí này người giáo viên hoàn toàn là trung tâm trong lớp học và gánh trách nhiệm hết sức quan trọng. Vai trò tổ chức của GV còn quan trọng hơn nữa khi phải cố gắng “chuyển từ việc giảng giải kiến thức thành việc tổ chức các hoạt động để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức” và tiến tới việc “qua việc tự chiếm lĩnh tri thức để hình thành năng lực của bản thân”. Khoan bàn tới chuyện coi tri thức là nội dung cốt lõi, là mục tiêu  hay tri thức chỉ là con đường để hình thành năng lực thì vai trò vị trí của GV đang ngày càng trở nên quan trọng. Cái giáo viên cần là kiến thức cao hơn học sinh để “biết 10 dạy 1”, cần hơn nữa còn phải rành rõ nhiều PPDH, kĩ thuật dạy học để khéo léo sử dụng. Nhưng liệu thế đã đủ cho dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh?
Nếu GV phải biết 10 kiến thức để dạy 1 kiến thức thì không thể có chuyện giáo viên giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực mà năng lực đó lại không có ở giáo viên được. Điều này động tới một vấn đề khá rộng đó là kiến thức khoa học phổ thông có sự bất biến nhất định nhưng các năng lực để thích nghi trong cuộc sống luôn thay đổi thì không phải là cố định. Chưa có những nghiên cứu khoa học rõ ràng về việc một giáo viên dạy một môn học nhất định phải có những năng lực gì (và chắc sẽ không có). Do đó trước sứ mệnh được xã hội giao phó, trước trách nhiệm đối với ngành, trước nghĩa vụ của một viên chức ăn lương sự nghiệp, trước tâm huyết với nghề giáo mà mỗi giáo viên đã quyết định đi trên con đường sự nghiệp giáo dục này, chỉ có tự học tự bồi dưỡng bản thân thật chuyên cần. Mơ ước thành công đến với học sinh của mình chỉ có thể xây đắp nên bằng những viên gạch tri thức, phương pháp, năng lực mà giáo viên tích lũy được. Chúc các đồng nghiệp tôi năm học mới có nhiều học sinh thành công, thành người!

Tác giả bài viết: Đặng Việt Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

2173/SGDĐT-TCCB

Thông báo Vv tuyển dụng viên chức khối các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2017-2018.(Yêu cầu các đơn vị dán niêm yết công khai)

Lượt xem:520 | lượt tải:91

2172/SGDĐT-GDTX - GDCN

Mở lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho viên chức dạy trong cơ sở giáo dục công lập.

Lượt xem:476 | lượt tải:95

2165/SGDĐT-GDTRH

Triển khai cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc "Tự hào Việt Nam" lần thứ II, năm 2017.

Lượt xem:497 | lượt tải:90
Tìm kiếm tài liệu

Thông tin thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay1,824
  • Tháng hiện tại26,693
  • Tổng lượt truy cập1,618,021
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐIỆN BIÊN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Địa chỉ: Tổ 16, phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
email: vanbancanbiet@gmail.com
Điện thoại liên hệ: 0215 3 925 292
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây