NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM – LỄ KHAI GIẢNG ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAN DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nền giáo dục của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức có mặt từ năm 1945 nhưng đến năm 1946 vì phải sơ tán trước cuộc phản công của Pháp nên mãi đến năm 1954 sau khi chính phủ Việt Minh về tiếp thu thủ đô Hà Nội và tiếp quản các cơ cấu hành chính, trong đó có Tổng nha Học chính của Liên bang Đông Dương cũ, thì mới có cơ sở vững vàng để thực hiện. Với chính thể mới, hệ thống giáo dục này tồn tại cho đến năm 1985 khi nền giáo dục hai miền Nam Bắc thống nhất, dù rằng việc thống nhất chính trị giữa hai miền đã diễn ra từ năm 1976. Một đặc điểm của giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là có tính định hướng chính trị và giáo dục được xem là một thành phần phục vụ quan điểm của nhà nước
Những qui định trong hiến pháp
Điều 15, Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946: "Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình. Học trò nghèo được Chính phủ giúp. Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước."
Điều 33, Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959: "Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền học tập. Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục cưỡng bách, phát triển dần các trường học và cơ quan văn hoá, phát triển các hình thức giáo dục bổ túc văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ, tại các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác ở thành thị và nông thôn, để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó."
Giáo dục tiểu học và trung học
Ngay từ năm 1946 Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho áp dụng chương trình học của Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời Đế quốc Việt Nam dưới chính phủ Trần Trọng Kim) ở cấp tiểu học và trung học. Nỗ lực của thập niên 1940 và 1950 cũng là phải xóa nạn mù chữ với sự đóng góp của Nha Bình dân Học vụ. Năm 1950, hai bậc tiểu họcvà trung học được quy hoạch lại tổng cộng có 9 lớp:
1. tiểu học (cấp I), bốn năm;
2. trung học cơ sở (cấp II), ba năm;
3. trung học phổ thông (cấp III), hai năm.
Năm 1956, chính quyền lại ra nghị quyết cải tổ giáo dục phổ thông, đổi lại thành 10 năm:
1. tiểu học (cấp I), bốn năm;
2. trung học gồm cấp II và cấp III, mỗi cấp có ba năm.
Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục đã dùng hệ thống giáo dục của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và Liên Xô làm mẫu với sự giúp đỡ của cố vấn Liên Xô. Chủ trương của hệ thống giáo dục mới đặt trọng tâm ở mặt thực dụng. Xong năm lớp 10 học sinh thi lấy bằng trung học phổ thông.
Ngày 5 tháng 9 hàng năm trở thành ngày toàn dân đưa trẻ tới trường
Ngày 5/9/1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại gửi thư cho toàn thể học sinh, sinh viên cả nước đón chào năm học mới. Đó là lý do 5/9 được chọn làm ngày khai giảng.