QUAN ĐIỂM CỦA UNESCO VỀ BỐN TRỤ CỘT CỦA GIÁO DỤC

Thông điệp: “Học tập - một kho báu tiềm ẩn” là nhan đề Báo cáo của Hội đồng Giáo dục thuộc UNESCO nói về “Giáo dục thế kỷ XXI” đề ra từ năm 1997. Hội đồng này có 15 thành viên đến từ 15 nước trên thế giới, do ông J.Delors nguyên Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (1985 - 1995) làm Chủ tịch. Báo cáo này đã khẳng định vai trò cơ bản của giáo dục trong sự phát triển của xã hội và của mỗi cá nhân. Nhấn mạnh học tập suốt đời như là một chìa khóa để mỗi cá nhân thích ứng với những thách thức của thế kỷ XXI.
Báo cáo đề xuất đếnBốn trụ cột của giáo dục mà việc học là hạt nhân với sự xác định: “Giáo dục phải được tổ chức xoay quanh bốn loại hình cơ bản mà trong một cuộc đời mỗi con người, chúng sẽ là những trụ cột của kiến thức:
Học để biết là nắm những công cụ để hiểu.
Học để làm là phải có những khả năng hoạt động sáng tạo tác động vào môi trường sống của mình.
Học để cùng chung sống là tham gia và hợp tác với những người khác trong mọi hoạt động của con người.
Học để làm người là sự tiến triển quan trọng nảy sinh từ ba loại hình trên”.
Báo cáo khuyến nghị: “Cả bốn con đường kiến thức trên là một thể thống nhất, bởi vì có rất nhiều mối quan hệ liên hệ và tác động giữa chúng với nhau”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về việc học
Thông điệp “Học để làm người” do J.Delors đề ra năm 1997 được các quốc gia tiếp nhận cho triết lý phát triển giáo dục đất nước mình một cách rộng rãi khi bước vào thế kỷ XXI .
Lãnh tụ Hồ Chí Minh của Việt Nam đã nói tới điều này từ năm 1949, trong cuốn sổ vàng của Trường Nguyễn ÁiQuốc (Nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Bác Hồ đã viết:
“Học để làm việc, làm người … để phục vụ tổ quốc và nhân loại”.
Sau đó một năm, năm 1950, trong hội nghị bàn về công tác huấn luyện và học tập tổ chức tại Việt bắc, Bác Hồ nêu lời dạy của các vĩ nhân nói về việc học:
- Lời dạy của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy người không biết mỏi” (Người dịch từ câu “Học nhi bất yếm, Giáo nhân bất quyện”).
- Lời dạy của Lê Nin: “Học, học nữa, học mãi”.
Năm 1955, đến nói chuyện với tri thức Thủ đô sau giải phóng, Bác Hồ có lời bàn:
“Hạt nhân của việc học có thể tóm tắt trong 11 chữ: Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân”.
Người nói thêm: “…Minh minh đức là chính tâm, Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết”.
Cái tài tình và sâu sắc của Hồ Chí Minh là Người đã lấy ý từ sách Đại học: “ Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân”. Tân dân là làm mới nhân dân, ý tưởng này là tích cực khi Nho gia khuyên người đi học phải biết làm mới nhân dân. Hồ Chí Minh theo cách viết của Việt Nam, chỉ thêm chữ H và từ “tân dân” thành "thân dân".
Cách diễn đạt của Hồ Chí Minh làm cho lý tưởng vốn đã đẹp của Nho gia trở nên nhân văn hơn, thiết thực hơn.
3/ Đề cập đến những ý tưởng kiệt xuất của Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, về việc học, mới đây trong dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người (1890 - 2010), ông Phó Tổng Giám đốc UNESCO - Hans D'orville đã có lời phát biểu: "Hồ Chí Minh đã đóng góp hết mình vào sự nghiệp giáo dục toàn dân ... Vị cha già giải phóng dân tộc Việt Nam là người thày của văn hóa hòa bình. Sự nghiệp giải phóng dân tộc đối với Người chính là cuộc đấu tranh chống lại ba kẻ thù giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm". Tư tưởng của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với tôn chỉ của UNESCO là "thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục toàn dân và truyền bá văn hoá".
PGS.TS - Đặng Quốc Bảo

 

Tổng số điểm của bài viết là: 38 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 4.2 - 9 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

2173/SGDĐT-TCCB

Thông báo Vv tuyển dụng viên chức khối các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2017-2018.(Yêu cầu các đơn vị dán niêm yết công khai)

Lượt xem:520 | lượt tải:91

2172/SGDĐT-GDTX - GDCN

Mở lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho viên chức dạy trong cơ sở giáo dục công lập.

Lượt xem:476 | lượt tải:95

2165/SGDĐT-GDTRH

Triển khai cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc "Tự hào Việt Nam" lần thứ II, năm 2017.

Lượt xem:497 | lượt tải:90
Tìm kiếm tài liệu

Thông tin thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Hôm nay217
  • Tháng hiện tại27,184
  • Tổng lượt truy cập1,618,512
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐIỆN BIÊN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Địa chỉ: Tổ 16, phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
email: vanbancanbiet@gmail.com
Điện thoại liên hệ: 0215 3 925 292
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây