HỎI – ĐÁP VỀ KỲ THI THPT QUỐC GIA
- Thứ sáu - 17/10/2014 07:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
HỎI – ĐÁP VỀ KỲ THI THPT QUỐC GIA
Câu 1. Những cơ sở nào để Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) bằng cách tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015?
Trả lời:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) yêu cầu:
+“Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”; “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học”;
+ “Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo” và “giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học”;
- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 của Quốc hội khóa XIII quy định: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”.
- Trong nhiều năm qua các trường phổ thông đã từng bước đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học và thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Những đổi mới này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh theo hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Thi, kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường đã bước đầu đổi mới theo hướng đánh giá năng lực học sinh, giảm yêu cầu học sinh phải ghi nhớ máy móc số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.
- Đã bước đầu đổi mới trong cách thức ra đề thi ở các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Dạng câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn, các câu hỏi mở đã được sử dụng ngày càng nhiều trong đề thi ở các kỳ thi. Đặc biệt, những thành công trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 vừa qua đã được xã hội đồng tình, ủng hộ càng củng cố thêm cơ sở thực tiễn của việc tổ chức một kỳ thi quốc gia. Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 đã trở nên nghiêm túc, thân thiện hơn, giảm được áp lực cho học sinh và xã hội nhưng kết quả thi vẫn phản ánh được thực chất hơn năng lực của học sinh (thông qua việc phân tích phổ điểm của các môn thi trong 2 kỳ thi).
- Việc tổ chức liên tiếp 2 kỳ thi quốc gia như những năm gần đây đã tạo nhiều áp lực cho học sinh và tốn kém cho xã hội. Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung“ 13 năm đã khẳng định những ưu điểm, lợi thế, nhưng cũng ngày càng bộc lộ những hạn chế so với yêu cầu tuyển sinh đáp ứng sự phát triển đa dạng của các ngành đào tạo của các trường ĐH, CĐ nhất là khi các trường ĐH, CĐ thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo Luật Giáo dục đại học.
- Như vậy, đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ là đòi hỏi tất yếu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Đây chính là khâu đột phá đưa Nghị quyết 29-NQ/TW vào thực tiễn giáo dục, từng bước đáp ứng nguyện vọng của học sinh, phụ huynh và xã hội, tác động tích cực trở lại quá trình dạy học trong các nhà trường phổ thông. Đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ lần này dành cho học sinh đang học theo chương trình, sách giáo khoa hiện hành với định hướng tiếp cận dần sự chuyển đổi trọng tâm đánh giá là kiến thức sang trọng tâm đánh giá là năng lực của học sinh. Sự chuyển đổi này sẽ toàn diện hơn khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
Câu 2. Để xây dựng Kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GDĐT đã nghiên cứu mô hình thi cử của nhiều quốc gia, tham khảo ý kiến của toàn xã hội như thế nào?
Trả lời:
Đổi mới thi cũng như các phương diện đổi mới khác của giáo dục chỉ có thể đạt được kết quả nếu dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn vững chắc. Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, trong quá trình xây dựng Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia, cùng với khảo sát đánh giá đúng hiện trạng thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh ĐH, CĐ ở nước ta thời gian qua, Bộ GDĐT đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này từ mô hình tổ chức thi, quy trình thực hiện, cách thức sử dụng kết quả (Một số nước điển hình như: Hoa Kỳ, LB Nga, Phần Lan, Pháp, Áo, Ai len, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc...).
Dự thảo Phương án tổ chức Kỳ thi quốc gia đã được tham khảo ý kiến của các lãnh đạo sở GDĐT, các trường ĐH, các chuyên gia, các phóng viên báo chí trước khi hoàn thiện dự thảo và công bố để xin ý kiến rộng rãi.
Sau khi công bố dự thảo Phương án, Bộ GDĐT tiếp tục tham khảo ý kiến trên diện rộng với các nhóm đối tượng chính gồm: Giám đốc các sở GDĐT, Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ; Cán bộ chuyên trách Phòng Khảo thí và lãnh đạo các sở GDĐT (142 người); Các trường ĐH, CĐ (120 trường); Giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh các trường THPT trong cả nước (với 2.788 trường THPT và Trung tâm GDTX; 137.379 cán bộ quản lý và giáo viên; 929.584 học sinh thuộc 63 Sở GDĐT và Cục Nhà trường) và một số chuyên gia, phóng viên báo chí. Kết quả thăm dò đã được tổng hợp và phân tích khách quan, là một căn cứ quan trọng để Bộ GDĐT quyết định phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015.
Câu 3. Những đổi mới căn bản nhất của Kỳ thi THPT quốc gia?
Trả lời:
1. Kỳ thi THPT quốc gia được xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành công của kỳ thi TN THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ những năm qua, nhất là năm 2014 đã được dư luận xã hội đánh giá cao. Để đảm bảo không gây “sốc” cho thí sinh, giáo viên, phụ huynh và xã hội, không yêu cầu GV và HS phải thay đổi quá nhiều về dạy và học. Tuy nhiên, với cách tiếp cận mới nên kỳ thi sẽ có những đổi mới căn bản về mục đích và tác động tích cực đối với dạy học ở các trường phổ thông. Cụ thể là, tổ chức một Kỳ thi quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học sử dụng làm căn cứ để tuyển sinh vào ĐH, CĐ thay vì tổ chức hai kỳ thi để thực hiện hai mục đích riêng rẽ như trước đây.
2. Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu), gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
Thí sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy học, được chọn môn thi thay thế trong số các môn tự chọn. Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ theo quy định của Bộ GDĐT sẽ được xem xét miễn thi môn Ngoại ngữ để xét công nhận tốt nghiệp.
Ngoài 4 môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn còn lại phù hợp với khối thi của các trường ĐH, CĐ để có thêm cơ hội vào học ở các trường ĐH, CĐ; thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ.
3. Bộ GDĐT tổ chức xây dựng đề thi với định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở; ở cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao; đáp ứng yêu cầu cơ bản và nâng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.
Cùng với việc chuyển mạnh quá trình dạy và học từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực của người học, đề thi sẽ tăng dần yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó.
4. Về tổ chức thi, sẽ bố trí coi thi, chấm thi theo các cụm thi tập trung do trường ĐH có uy tín được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ chủ trì (tương tự như các cụm thi ĐH năm 2014 nhưng sẽ được mở rộng hơn để tạo thuận lợi cho thí sinh) với sự tham gia của cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ và giáo viên các trường THPT. Tại các địa phương không có cụm thi do trường đại học chủ trì, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh tham dự kỳ thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không lấy kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, Bộ GDĐT sẽ thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các sở GDĐT chủ trì.
5. Điểm thi của thí sinh trong Kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ; thí sinh sẽ dự thi trước, đăng ký tuyển sinh vào ngành và trường ĐH, CĐ sau khi có kết quả thi. Như vậy, việc tách khâu thi và xét tuyển trong tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ tạo cơ hội cho thí sinh vào học các trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình, tránh sự rủi ro như những năm trước đây có những thí sinh điểm thi cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH.
Câu 4. Để tổ chức một kỳ thi thực sự nghiêm túc, kết quả đạt tới “độ tin cậy”, Bộ đã tính đến những phương án khả thi nào trong tất cả các khâu (ra đề, coi thi, chấm thi, sử dụng kết quả thi để xét tuyển)?
Trả lời:
Muốn tổ chức Kỳ thi nghiêm túc, kết quả có độ tin cậy thì phải làm tốt tất cả các khâu: từ ra đề thi, coi thi, chấm thi đến xử lý và sử dụng kết quả thi.
Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức trên cơ sở kế thừa, phát triển những ưu điểm, của Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Để đảm bảo tính nghiêm túc và độ tin cậy của kết quả thi sẽ tổ chức coi thi, chấm thi theo các cụm thi do các trường ĐH chủ trì. Với các cụm thi tại địa phương, cùng với tăng cường vai trò trách nhiệm của địa phương trong tổ chức thi sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, đồng thời phát huy vai trò giám sát của xã hội đối với Kỳ thi.
Và, thay vì chỉ có cán bộ, giáo viên của sở GDĐT như trước đây, sẽ tăng cường huy động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ tham gia các khâu tổ chức thi.
Bên cạnh đó, đề thi tiếp tục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở; nội dung câu hỏi của đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, đáp ứng yêu cầu cơ bản và nâng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ;
Cùng với việc phát huy vài trò trách nhiệm của CB, GV tham gia kỳ thi, sẽ tăng cường ứng dụng CNTT trong tổ chức thi, xử lý kết quả thi và quản trị cơ sở dữ liệu của Kỳ thi một cách linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật và an toàn. Phần mềm máy tính sẽ hỗ trợ công tác truy vấn kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp và nhất là hỗ trợ công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ.
Công tác thanh tra, kiểm tra sẽ được tăng cường, nhất là ở khâu coi thi, chấm thi để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm xảy ra. Đặc biệt, Bộ sẽ cương quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy chế thi đối với CB, GV và thí sinh.
Bộ GDĐT cùng các sở GDĐT và các nhà trường sẽ chủ động có phương án để giải quyết những khó khăn, phức tạp của Kỳ thi để dành những thuận lợi cho học sinh và phụ huynh. Tất cả những khó khăn trong Kỳ thi đều có giải pháp để giải quyết triệt để với trách nhiệm cao nhất của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục các cấp.
Câu 5. Cộng đồng mạng đang bàn tán sôi nổi về “phương án 4” tức là đề xuất bỏ một trong 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ. Quan điểm của Bộ như thế nào về những ý kiến này?
Trả lời:
Thi, kiểm tra, đánh giá là một trong những mắt xích quan trọng của quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông, có tác động lớn đến chất lượng, hiệu quả dạy học và luôn được toàn xã hội quan tâm;
Thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi cuối cùng của quá trình giáo dục phổ thông nên càng quan trọng và cần thiết, cho dù ở các kỳ thi hằng năm số thí sinh trượt tốt nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Kỳ thi này không chỉ nhằm mục đích để xét công nhận học sinh tốt nghiệp mà quan trọng hơn là nhằm mục đích khuyến khích, tạo động lực tích cực học tập cho người học. Thực tế đã chứng tỏ là nếu không thi thì người học rất ít cố gắng. Mặt khác, kỳ thi còn nhằm cung cấp cho giáo viên, nhà quản lý những thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý để cùng đạt mục tiêu chất lượng dạy học ngày càng cao. Hơn nữa, bằng tốt nghiệp THPT hiện nay vẫn là văn bằng cần thiết để phân luồng học sinh, làm căn cứ tuyển sinh cho các cơ sở đào tạo, nhà tuyển dụng và được sử dụng để học sinh chuẩn bị hồ sơ đi du học ở nước ngoài;
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được quy định trong Luật Giáo dục. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội về giáo dục: “Tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực…”; nghiêm túc triển khai Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 1/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, Bộ GDĐT đã tập trung nghiên cứu, cải tiến từng bước ở tất cả các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT;
Trong những năm gần đây, Bộ GDĐT đã phân cấp mạnh cho các địa phương hầu hết các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT; Bộ chỉ còn chủ trì việc xây dựng đề thi chung nhằm bảo đảm mặt bằng chung trong cả nước và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra;
Năm 2014, năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bộ GDĐT đã áp dụng một số điều chỉnh công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hướng kết hợp kết quả thi tốt nghiệp với kết quả đánh giá cả năm lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp, nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của các học sinh, phụ huynh và toàn xã hội;
Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh đại học theo hình thức ”3 chung” những năm qua. Việc tổ chức coi thi, chấm thi theo cụm thi do các trường ĐH chủ trì, tăng cường huy động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ tham gia coi thi, chấm thi cùng với cán bộ, giáo viên của sở GDĐT sẽ đảm bảo Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, hiệu quả để có kết quả đủ độ tin cậy cho xét tốt công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời tạo sự yên tâm cho các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh;
Như vậy, Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia là cách tiếp cận mới trên cơ sở những đổi mới của kỳ thi TN THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ những năm qua, nhất là năm 2014. Đây là phương án không dựa trên việc bỏ một trong 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm làm cho thi cử gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm mà vẫn cho kết quả đáng tin cậy và thực sự là động lực của quá trình nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường phổ thông.
Câu 6. Có ý kiến cho rằng chỉ nên giữ lại Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ không nên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ xét tốt nghiệp THPT?
Trả lời:
- Theo Luật Giáo dục, học sinh khi hoàn thành chương trình THPT phải tham dự kỳ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế (nhất là ở các nước có nền giáo dục phát triển) là chú trọng đánh giá chất lượng đầu ra (đối với giáo dục phổ thông qua kỳ thi tốt nghiệp THPT), chứ không chỉ đánh giá chất lượng đầu vào (thi tuyển sinh ĐH, CĐ).
- Mục đích Kỳ thi TN THPT không chỉ xác nhận trình độ học vấn phổ thông mà quan trọng hơn là thông qua kỳ thi tác động tích cực trở lại quá trình dạy học trong các nhà trường phổ thông, tạo động lực để duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường;
- Hiện nay, hệ thống giáo dục ĐH, CĐ Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của tất cả các thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT; hơn nữa việc phân luồng thí sinh sau THPT là một trong những yêu cầu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Do đó, hàng năm vẫn phải tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ để tuyển chọn được những học sinh phù hợp nhất cho các nhà trường.
- Thi, kiểm tra, đánh giá là một khâu của quá trình dạy học, có liên hệ chặt chẽ, biện chứng với các hoạt động khác của quá trình dạy học và giáo dục. Việc thi sẽ có tác dụng định hướng, điều chỉnh hoạt động học của trò và hoạt động dạy của thầy. Đồng thời, việc thi phải phù hợp với nội dung và phương pháp học tập theo phương châm “học gì đánh giá nấy”.
Từ luận điểm này cho thấy, với thực tiễn của hoạt động dạy học trong các nhà trường Việt Nam hiện nay thì cần thiết phải có kỳ thi cuối cùng để đánh giá đầu ra của giáo dục phổ thông, tác động tích cực trở lại quá trình dạy học.
Trong những năm qua, Bộ GDĐT đã cùng với các địa phương chỉ đạo các trường tích cực đổi mới PPDH, thi, kiểm tra đánh giá. Hoạt động này đã thu được những kết quả bước đầu; đặc biệt, những đổi mới trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 đã được học sinh, phụ huynh, giáo viên và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Đây là sự chuẩn bị cần thiết để đảm bảo cho việc tổ chức thành công một Kỳ thi quốc gia với 2 mục đích.
Câu 7. Mục đích, nguyên tắc và những yêu cầu cơ bản của Kỳ thi THPT quốc gia?
Trả lời:
- Mục đích của Kỳ thi là lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh; đồng thời có tác động tích cực đối với việc đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng dạy học.
- Nguyên tắc của Kỳ thi là phải đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng, độ tin cậy của kết quả thi; Đảm bảo tính kế thừa, liên tục của lộ trình đổi mới thi, chuyển từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực người học; Không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, vận dụng có hiệu quả những thành tựu hiện đại về đánh giá chất lượng giáo dục.
- Để thực hiện được mục đích Kỳ thi theo đúng các nguyên tắc trên thì đề thi phải bảo đảm phân hoá trình độ học sinh: có một số thí sinh điểm thấp, một số thí sinh điểm cao và nhiều nhất là số thí sinh đạt mức điểm ở giữa, nếu biểu diễn thành đồ thị phân bố điểm thì có dạng gần với phân bố chuẩn;
- Thi cử lâu nay còn nghiêng về đo lường kết quả học được cái gì chứ chưa phải đánh giá học sinh vận dụng kiến thức như thế nào. Mặc dù, kiến thức là cơ sở của năng lực nhưng kiến thức chưa phải là mục tiêu cuối cùng. Kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh năm 2014 đã bước đầu được thực hiện theo hướng đánh giá năng lực nên có tác dụng thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.
Câu 8. Việc tổ chức kỳ thi quốc gia có phát sinh tốn kém so với các kỳ thi hiện nay?
Trả lời:
Trong Kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh có nguyện vọng sử dụng kết quả thi với 2 mục đích phải di chuyển đến các cụm thi như tuyển sinh ĐH, CĐ những năm trước đây. Tuy nhiên, so với chi phí cần cho việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và ba đợt thi ĐH, CĐ trước đây cùng với chi phí cho hàng triệu lượt dịch chuyển của thí sinh và người nhà mỗi mùa thi, thì tổng chi phí của Kỳ thi THPT quốc gia sẽ giảm đi rất nhiều.
Đối với mỗi thí sinh, từ năm 2014 trở về trước phải tham dự 2 kỳ thi liền nhau, đặc biệt kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì các thí sinh phải di chuyển rất xa đến các tỉnh/thành phố để dự thi. Năm nay, với việc chỉ tham dự 1 Kỳ thi được tổ chức thành nhiều cụm thi sẽ giảm bớt nhiều chi phí cho thí sinh dự thi.
Trước đây, nếu thí sinh tham dự cả 2 kỳ thi thì ít nhất phải làm bài với 7 lượt môn thi (gồm 4 môn thi trong kỳ thi TN THPT và 3 môn thi tuyển sinh ĐH hoặc CĐ); nhiều thí sinh tham dự 3 đợt thi với 10 lượt môn thi (gồm 4 môn thi trong kỳ thi TN THPT, 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 1 và 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 2); có những thí sinh tham dự tất cả 4 đợt thi với 13 lượt môn thi (gồm 4 môn thi trong kỳ thi TN THPT, 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 1, 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 2 và 3 môn thi trong đợt tuyển sinh CĐ). Nhưng trong Kỳ thi THPT quốc gia mỗi thí sinh chỉ phải dự thi 4 môn thi tối thiểu, nhiều nhất là 8 môn thi và phổ biến sẽ là 5 hoặc 6 môn thi; với các thí sinh tự do (đã tốt nghiệp THPT từ 2014 về trước) thì số môn thi còn giảm đi, do vậy áp lực thi cử sẽ giảm đi rất nhiều. Thí sinh, gia đình và xã hội cũng sẽ giảm được chi phí cho Kỳ thi.
Với Kỳ thi THPT quốc gia, Bộ chỉ phải xây dựng một bộ đề thi chứ không phải xây dựng nhiều bộ đề thi như trước đây (ít nhất là 4 bộ đề thi cho kỳ thi TN THPT và 3 đợt thi ĐH, CĐ) nên cũng sẽ giảm rất nhiều chi phí cho công tác này.
Tuy nhiên, tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia cũng sẽ có một số khó khăn. Thứ nhất, các trường ĐH, các sở GDĐT chủ trì tổ chức cụm thi trong thời gian 4 ngày, dài hơn so với 2 ngày đối với từng đợt thi từ năm 2014 trở về trước, nhưng xét về tổng thể so với việc các trường ĐH phải tổ chức 2 hoặc 3 đợt thi trước đây thì tổng thời gian tổ chức thi được rút ngắn. Thứ hai, những cán bộ, giáo viên, giảng viên tham gia coi thi, chấm thi có thể sẽ phải di chuyển nhiều hơn, xa hơn so với những năm trước, nhưng cán bộ, giáo viên, giảng viên và các nhà trường sẽ nỗ lực cố gắng khắc phục những khó khăn này để dành phần thuận lợi nhất cho thí sinh và gia đình các em.
Câu 9. Bộ GDĐT tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia với nhiều giải pháp mới, trong khi chương trình giáo dục phổ thông lại vẫn như cũ. Phải chăng ở đây đang có sự mâu thuẫn?
Trả lời:
Thực ra ở đây không có mâu thuẫn. Vì trong thực tế những năm qua, việc đổi mới thi cử đã bắt đầu có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học dù chương trình giáo dục vẫn là chương trình hiện hành. Nhưng tác dụng đó vẫn còn hạn chế bởi các điều kiện dạy học chưa được cải thiện, đổi mới quản lý quá trình dạy học mới chỉ là bước đầu. Ở kỳ thi nào, đề thi cũng phải có yêu cầu phân hoá được thí sinh, phải đảm bảo học sinh nào giỏi thì sẽ làm bài tốt hơn, ai học yếu thì sẽ làm bài kém hơn. Vì vậy, học sinh nên tập trung nỗ lực học tốt, không quá lo lắng về chuyện thi cử thế nào.
Một trong những mục tiêu của Kỳ thi là nhằm tác động tích cực trở lại quá trình dạy học. Bằng việc đổi mới thi, kiểm tra để đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Do đó, tuy nội dung chương trình, SGK chưa thay đổi nhưng với những đổi mới về thi, kiểm tra để từ đó đổi mới PPDH tích cực cũng sẽ từng bước đạt được mục tiêu nói trên.
Câu 10. Đề thi được thiết kế như thế nào để đạt được mục đích của Kỳ thi và đánh giá được toàn diện thí sinh?
Trả lời:
Với cách tiếp cận mới về quan điểm giáo dục toàn diện là trên cơ sở bảo đảm đạt chuẩn tối thiểu học vấn phổ thông, học sinh phải được tạo môi trường học tập thuận lợi để phát huy năng lực sở trường của mình theo định hướng nghề nghiệp, Bộ GDĐT đã chỉ đạo các trường THPT đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra đánh giá môn học theo hướng đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn để làm bài, giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, nhất là đề thi các môn khoa học xã hội và nhân văn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí đã được ra theo hướng mở để khắc phục tình trạng bắt học sinh học thuộc lòng, đồng thời huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và vốn sống của học sinh vào việc làm bài (chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn có kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân...);
Công tác đề thi tiếp tục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở; nội dung câu hỏi của đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản cho hầu hết thí sinh, và yêu cầu nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ. Cùng với quá trình chuyển mạnh việc dạy và học từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, đề thi sẽ tăng dần yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó;
Đề thi trong Kỳ thi THPT quốc gia sẽ có định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 nhưng sẽ tăng các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở theo định hướng đánh giá năng lực của thí sinh.
Câu 11. Những đổi mới trong Kỳ thi THPT quốc gia có ý nghĩa như thế nào đối với công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ?
Trả lời
Kỳ thi THPT quốc gia có ba điểm mới liên quan đến công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học:
- Kết quả thi vừa dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh;
- Thí sinh đăng kí dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ sau khi đã có kết quả thi;
- Các trường ĐH, CĐ tự chủ và linh hoạt trong việc đề xuất các khối thi phù hợp với yêu cầu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo.
Đối với thí sinh, việc đăng ký dự tuyển sau khi đã có kết quả thi sẽ giúp các em tránh được rủi ro là đạt điểm cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH như những năm trước đây, các em lựa chọn được những trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực của mình, đáp ứng tốt hơn tính đa dạng về ngành nghề của giáo dục đại học; cho phép các trường tuyển được các thí sinh có năng lực sát hơn với ngành nghề đào tạo. Với cách thức tuyển sinh nêu ra trong phương án, thí sinh sẽ linh hoạt trong việc chọn các khối thi phù hợp, và sẽ giảm mạnh số thí sinh ảo;
Việc thí sinh đăng kí xét tuyển sau khi có kết quả thi là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các trường phát triển. Các trường muốn tuyển được thí sinh có chất lượng vào học phải xây dựng thương hiệu thông qua chất lượng đào tạo. Đây là động lực bên trong để các cơ sở giáo dục đại học có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Câu 12. Vai trò của các cơ sở giáo dục đại học, các sở GDĐT, UBND các tỉnh, thành phố như thế nào trong việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia?
Trả lời
Mô hình cụm thi của Kỳ thi THPT quốc gia được thiết kế tương tự như cụm thi của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trong những năm gần đây (tương tự các cụm thỉ ở Hải Phòng, Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ nhưng sẽ được mở rộng), trong đó:
- Trường ĐH có đủ năng lực, điều kiện, uy tín và kinh nghiệm tổ chức thi sẽ được Bộ giao chủ trì, phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học trong tỉnh (thành phố) và sở GDĐT tổ chức coi thi, chấm thi và gửi kết quả chấm thi về Bộ GDĐT;
- Các sở GDĐT bên cạnh việc chỉ đạo đánh giá trong quá trình học, xét điều kiện dự thi, phối hợp với trường ĐH tổ chức cụm coi thi, chấm thi chung còn chịu trách nhiệm tổ chức cho học sinh đăng kí dự thi, chuyển dữ liệu đăng kí dự thi về Bộ GDĐT và chủ trì các cụm thi dành cho thí sinh chỉ đăng ký xét tốt nghiệp THPT, không lấy kết quả thi để tham gia tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ (với các địa phương không có cụm thi do trường ĐH chủ trì);
Như vậy, vai trò của các trường ĐH, CĐ trong Kỳ thi THPT quốc gia là rất lớn. Các trường ĐH được giao tổ chức cụm thi sẽ phải tổ chức Kỳ thi nghiêm túc, an toàn, kết quả đảm bảo độ tin cậy để các trường ĐH, CĐ trong hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp yên tâm sử dụng kết quả Kỳ thi vào tuyển sinh; Các sở GDĐT cũng có vai trò lớn hơn so với trước đây: phải tổ chức nghiêm túc kỳ thi đối với các thí sinh thi tại cụm thi địa phương, sao cho kết quả có độ tin cậy, khách quan, không để xảy ra những bất thường, mâu thuẫn với kết quả thi của các thí sinh thi tại cụm thi do các trường ĐH chủ trì;
- Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) tăng cường chỉ đạo các sở, ban, ngành hỗ trợ các cụm thi để tổ chức tốt kỳ thi.
Câu 13. Khi tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia, tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ được thực hiện như thế nào?
Trả lời
Tự chủ trong tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ được thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật Giáo dục đại học. Các trường có thể lựa chọn:
- Xét tuyển dựa trên kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia;
- Xét tuyển dựa trên kết quả học tập tại THPT của thí sinh;
- Tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng (không sử dụng kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia);
- Sử dụng kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh. Các trường tùy thuộc tính đặc thù của ngành đào tạo, có thể bổ sung các hình thức kiểm tra năng lực như sơ tuyển, kiểm tra năng khiếu, phỏng vấn, viết luận, kiểm tra IQ và các hình thức phù hợp khác.
- Kết hợp thi tuyển và xét tuyển (ví dụ các ngành năng khiếu).
Để thực hiện các phương thức tuyển sinh trên, các trường cần xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh đáp ứng các quy định tại quy chế tuyển sinh.
Như vậy, việc sử dụng kết quả Kỳ thi quốc gia vào tuyển sinh không làm mất đi quyền tự chủ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học. Việc sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh sẽ tạo thuận lợi, giảm áp lực, khó khăn cho các nhà trường. Với việc tổ chức tốt Kỳ thi, các trường ĐH, CĐ có thể tuyển được những thí sinh phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của trường mà không phải tốn kém, vất vả thêm.
Câu 14. Một điều mà nhiều người cũng rất quan tâm và băn khoăn là liệu việc tổ chức một kỳ thi quốc gia chung sẽ mâu thuẫn và chồng chéo với Đề án tuyển sinh riêng của các trường ĐH, CĐ, có thể giải thích rõ hơn?
Trả lời:
Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia được xây dựng trước hết để đáp ứng mục tiêu đã được NQ 29 chỉ rõ là “giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. Tự chủ trong tuyển sinh là quyền của các cơ sở giáo dục đại học được quy định trong Luật Giáo dục đại học. Điều quan trọng là phải tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia sao cho kết quả có sự phân hóa và độ tin cậy cao để nhiều trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh. Có thể những năm đầu chưa có nhiều cơ sở giáo dục ĐH sử dụng kết quả Kỳ thi trong tuyển sinh, nhưng về lâu dài sẽ ngày càng có nhiều trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả Kỳ thi trong tuyển sinh. Chỉ khi đó, Kỳ thi THPT quốc gia mới thực hiện được “sứ mệnh” của nó. Với việc kế thừa, phát triển những gì tốt nhất của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung“ để tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia, các trường ĐH, CĐ có cơ sở để yên tâm sử dụng kết quả Kỳ thi vào tuyển sinh.
Cùng với sử dụng kết quả Kỳ thi quốc gia, căn cứ vào đặc điểm của ngành đào tạo của trường, yêu cầu đặc thù của công tác tuyển chọn thí sinh vào trường, các cơ sở giáo dục ĐH có thể chủ động căn cứ quy chế tuyển sinh để sử dụng thêm các hình thức kiểm tra năng lực khác như: phỏng vấn, viết luận, kiểm tra năng khiếu…Còn đối với các trường không sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh thì sẽ thực hiện tuyển sinh riêng theo đề án tuyển sinh riêng của trường. Đây là việc các trường ĐH, CĐ thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh của mình theo Luật Giáo dục đại học. Như vậy, có thể thấy việc tổ chức một Kỳ thi THPT quốc gia chung hoàn toàn không mâu thuẫn và chồng chéo với Đề án tuyển sinh riêng của các trường đại học, cao đẳng.
Câu 15: Những thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi địa phương có còn cơ hội để vào học ở các trường ĐH, CĐ hay không?
Trả lời:
Với các thí sinh đăng ký thi để xét công nhận tốt nghiệp, không có nguyện vọng lấy kết quả thi để dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ, tại các địa phương không có cụm thi do trường đại học chủ trì, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh tham dự kỳ thi Bộ GDĐT sẽ thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các sở GDĐT chủ trì.
Bằng tốt nghiệp THPT là điều kiện cần để thí sinh được vào học ĐH, CĐ. Tuy nhiên, điều kiện đủ để được tuyển vào học được qui định tại Đề án tuyển sinh riêng của từng trường. Hiện nay, mặc dù các địa phương đã có nhiều nỗ lực thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc (nhất là kỳ thi năm 2014) nhưng nhìn chung dư luận xã hội vẫn chưa thực sự tin cậy vào kết quả thi. Do những thí sinh thi tại cụm thi địa phương chỉ thi 4 môn tối thiểu để xét tốt nghiệp THPT, nên có thể được xét tuyển vào ĐH, CĐ nhưng cơ hội rất hạn chế, phụ thuộc vào qui định của các trường ĐH, CĐ. Do đó các em cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký tham dự Kỳ thi phù hợp với nguyện vọng, năng lực cá nhân và điều kiện của gia đình;
Mặt khác, ngoài việc sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh, các trường ĐH, CĐ được quyền tuyển sinh riêng theo Đề án tuyển sinh của trường. Do đó, với các thí sinh dự thi tại các cụm thi địa phương vẫn có cơ hội để vào học ở các trường ĐH, CĐ không sử dụng kết quả Kỳ thi để tuyển sinh. Các em cần theo dõi thông tin tuyển sinh của các trường (thông qua Đề án tuyển sinh riêng cũng được công bố rộng rãi) để tham gia tuyển sinh vào các trường này, tận dụng được những cơ hội để vào học tại các trường ĐH, CĐ phù hợp với nguyện vọng, năng lực cá nhân và điều kiện của gia đình;
Việc tổ chức thi tuyển sinh tại các trường ĐH, CĐ với 4 cụm thi ở các thành phố như từ năm 2014 về trước vẫn chưa thật sự tạo thuận lợi cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn dự thi dẫn đến có những thí sinh học lực tốt nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên không thể về các trường ĐH, CĐ ở các thành phố để dự thi tuyển sinh được. Năm 2015, việc mở rộng thành nhiều cụm thi do các trường ĐH chủ trì sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn dự thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ giúp các thí sinh thuận lợi hơn trong tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ; các thí sinh có thể lựa chọn cụm thi thuận lợi nhất cho mục đích dự thi của mình;
Câu 16. Công tác thanh tra, kiểm tra trong Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tiến hành như thế nào?
Trả lời
Công tác thanh tra, kiểm tra trong Kỳ thi THPT Quốc gia được thực hiện tương tự như thanh tra trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ và kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay nhưng theo hướng chặt chẽ, nghiêm túc hơn:
- Các sở GDĐT, các trường ĐH được giao nhiệm vụ chủ trì cụm thi tổ chức các đoàn thanh tra để đảm bảo duy trì quy chế thi ở các hội đồng coi thi, chấm thi;
- Bộ tổ chức các đoàn thanh tra lưu động sử dụng lực lượng thanh tra của các sở GDĐT, các trường ĐH, CĐ và bố trí các thanh tra cắm chốt tại các cụm thi;
- Tất cả những vi phạm đối với những người tham gia Kỳ thi sẽ đươc xử lý nghiêm minh để hạn chế và tiến tới triệt tiêu những tiêu cực trong thi cử.
Câu 17. Trong Kỳ thi THPT quốc gia, các chế độ ưu tiên (theo khu vực, theo đối tượng, thí sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế...) có được hưởng chế độ ưu tiên như trong kỳ thi TN THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 không?
Kỳ thi THPT quốc gia kế thừa những thành công, ưu điểm của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây, nhất là năm 2014. Những đổi mới của Kỳ thi này chủ yếu ở mục đích của Kỳ thi, cách thức tổ chức coi thi, chấm thi, sử dụng kết quả thi vào xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của thí sinh, các chế độ ưu tiên đã quy định trong quy chế thi tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành (như chế độ ưu tiên theo khu vực, theo đối tượng, thí sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế...) sẽ được tiếp tục áp dụng đối với Kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015. Đồng thời, Bộ GDĐT sẽ cập nhật, bổ sung những chính sách mới của Đảng, Nhà nước về các chế độ ưu tiên để đảm bảo quyền lợi của thí sinh./.
Trả lời:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) yêu cầu:
+“Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”; “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học”;
+ “Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo” và “giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học”;
- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 của Quốc hội khóa XIII quy định: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”.
- Trong nhiều năm qua các trường phổ thông đã từng bước đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học và thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Những đổi mới này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh theo hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Thi, kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường đã bước đầu đổi mới theo hướng đánh giá năng lực học sinh, giảm yêu cầu học sinh phải ghi nhớ máy móc số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.
- Đã bước đầu đổi mới trong cách thức ra đề thi ở các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Dạng câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn, các câu hỏi mở đã được sử dụng ngày càng nhiều trong đề thi ở các kỳ thi. Đặc biệt, những thành công trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 vừa qua đã được xã hội đồng tình, ủng hộ càng củng cố thêm cơ sở thực tiễn của việc tổ chức một kỳ thi quốc gia. Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 đã trở nên nghiêm túc, thân thiện hơn, giảm được áp lực cho học sinh và xã hội nhưng kết quả thi vẫn phản ánh được thực chất hơn năng lực của học sinh (thông qua việc phân tích phổ điểm của các môn thi trong 2 kỳ thi).
- Việc tổ chức liên tiếp 2 kỳ thi quốc gia như những năm gần đây đã tạo nhiều áp lực cho học sinh và tốn kém cho xã hội. Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung“ 13 năm đã khẳng định những ưu điểm, lợi thế, nhưng cũng ngày càng bộc lộ những hạn chế so với yêu cầu tuyển sinh đáp ứng sự phát triển đa dạng của các ngành đào tạo của các trường ĐH, CĐ nhất là khi các trường ĐH, CĐ thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo Luật Giáo dục đại học.
- Như vậy, đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ là đòi hỏi tất yếu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Đây chính là khâu đột phá đưa Nghị quyết 29-NQ/TW vào thực tiễn giáo dục, từng bước đáp ứng nguyện vọng của học sinh, phụ huynh và xã hội, tác động tích cực trở lại quá trình dạy học trong các nhà trường phổ thông. Đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ lần này dành cho học sinh đang học theo chương trình, sách giáo khoa hiện hành với định hướng tiếp cận dần sự chuyển đổi trọng tâm đánh giá là kiến thức sang trọng tâm đánh giá là năng lực của học sinh. Sự chuyển đổi này sẽ toàn diện hơn khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
Câu 2. Để xây dựng Kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GDĐT đã nghiên cứu mô hình thi cử của nhiều quốc gia, tham khảo ý kiến của toàn xã hội như thế nào?
Trả lời:
Đổi mới thi cũng như các phương diện đổi mới khác của giáo dục chỉ có thể đạt được kết quả nếu dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn vững chắc. Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, trong quá trình xây dựng Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia, cùng với khảo sát đánh giá đúng hiện trạng thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh ĐH, CĐ ở nước ta thời gian qua, Bộ GDĐT đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này từ mô hình tổ chức thi, quy trình thực hiện, cách thức sử dụng kết quả (Một số nước điển hình như: Hoa Kỳ, LB Nga, Phần Lan, Pháp, Áo, Ai len, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc...).
Dự thảo Phương án tổ chức Kỳ thi quốc gia đã được tham khảo ý kiến của các lãnh đạo sở GDĐT, các trường ĐH, các chuyên gia, các phóng viên báo chí trước khi hoàn thiện dự thảo và công bố để xin ý kiến rộng rãi.
Sau khi công bố dự thảo Phương án, Bộ GDĐT tiếp tục tham khảo ý kiến trên diện rộng với các nhóm đối tượng chính gồm: Giám đốc các sở GDĐT, Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ; Cán bộ chuyên trách Phòng Khảo thí và lãnh đạo các sở GDĐT (142 người); Các trường ĐH, CĐ (120 trường); Giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh các trường THPT trong cả nước (với 2.788 trường THPT và Trung tâm GDTX; 137.379 cán bộ quản lý và giáo viên; 929.584 học sinh thuộc 63 Sở GDĐT và Cục Nhà trường) và một số chuyên gia, phóng viên báo chí. Kết quả thăm dò đã được tổng hợp và phân tích khách quan, là một căn cứ quan trọng để Bộ GDĐT quyết định phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015.
Câu 3. Những đổi mới căn bản nhất của Kỳ thi THPT quốc gia?
Trả lời:
1. Kỳ thi THPT quốc gia được xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành công của kỳ thi TN THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ những năm qua, nhất là năm 2014 đã được dư luận xã hội đánh giá cao. Để đảm bảo không gây “sốc” cho thí sinh, giáo viên, phụ huynh và xã hội, không yêu cầu GV và HS phải thay đổi quá nhiều về dạy và học. Tuy nhiên, với cách tiếp cận mới nên kỳ thi sẽ có những đổi mới căn bản về mục đích và tác động tích cực đối với dạy học ở các trường phổ thông. Cụ thể là, tổ chức một Kỳ thi quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học sử dụng làm căn cứ để tuyển sinh vào ĐH, CĐ thay vì tổ chức hai kỳ thi để thực hiện hai mục đích riêng rẽ như trước đây.
2. Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu), gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
Thí sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy học, được chọn môn thi thay thế trong số các môn tự chọn. Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ theo quy định của Bộ GDĐT sẽ được xem xét miễn thi môn Ngoại ngữ để xét công nhận tốt nghiệp.
Ngoài 4 môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn còn lại phù hợp với khối thi của các trường ĐH, CĐ để có thêm cơ hội vào học ở các trường ĐH, CĐ; thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ.
3. Bộ GDĐT tổ chức xây dựng đề thi với định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở; ở cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao; đáp ứng yêu cầu cơ bản và nâng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.
Cùng với việc chuyển mạnh quá trình dạy và học từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực của người học, đề thi sẽ tăng dần yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó.
4. Về tổ chức thi, sẽ bố trí coi thi, chấm thi theo các cụm thi tập trung do trường ĐH có uy tín được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ chủ trì (tương tự như các cụm thi ĐH năm 2014 nhưng sẽ được mở rộng hơn để tạo thuận lợi cho thí sinh) với sự tham gia của cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ và giáo viên các trường THPT. Tại các địa phương không có cụm thi do trường đại học chủ trì, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh tham dự kỳ thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không lấy kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, Bộ GDĐT sẽ thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các sở GDĐT chủ trì.
5. Điểm thi của thí sinh trong Kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ; thí sinh sẽ dự thi trước, đăng ký tuyển sinh vào ngành và trường ĐH, CĐ sau khi có kết quả thi. Như vậy, việc tách khâu thi và xét tuyển trong tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ tạo cơ hội cho thí sinh vào học các trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình, tránh sự rủi ro như những năm trước đây có những thí sinh điểm thi cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH.
Câu 4. Để tổ chức một kỳ thi thực sự nghiêm túc, kết quả đạt tới “độ tin cậy”, Bộ đã tính đến những phương án khả thi nào trong tất cả các khâu (ra đề, coi thi, chấm thi, sử dụng kết quả thi để xét tuyển)?
Trả lời:
Muốn tổ chức Kỳ thi nghiêm túc, kết quả có độ tin cậy thì phải làm tốt tất cả các khâu: từ ra đề thi, coi thi, chấm thi đến xử lý và sử dụng kết quả thi.
Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức trên cơ sở kế thừa, phát triển những ưu điểm, của Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Để đảm bảo tính nghiêm túc và độ tin cậy của kết quả thi sẽ tổ chức coi thi, chấm thi theo các cụm thi do các trường ĐH chủ trì. Với các cụm thi tại địa phương, cùng với tăng cường vai trò trách nhiệm của địa phương trong tổ chức thi sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, đồng thời phát huy vai trò giám sát của xã hội đối với Kỳ thi.
Và, thay vì chỉ có cán bộ, giáo viên của sở GDĐT như trước đây, sẽ tăng cường huy động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ tham gia các khâu tổ chức thi.
Bên cạnh đó, đề thi tiếp tục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở; nội dung câu hỏi của đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, đáp ứng yêu cầu cơ bản và nâng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ;
Cùng với việc phát huy vài trò trách nhiệm của CB, GV tham gia kỳ thi, sẽ tăng cường ứng dụng CNTT trong tổ chức thi, xử lý kết quả thi và quản trị cơ sở dữ liệu của Kỳ thi một cách linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật và an toàn. Phần mềm máy tính sẽ hỗ trợ công tác truy vấn kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp và nhất là hỗ trợ công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ.
Công tác thanh tra, kiểm tra sẽ được tăng cường, nhất là ở khâu coi thi, chấm thi để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm xảy ra. Đặc biệt, Bộ sẽ cương quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy chế thi đối với CB, GV và thí sinh.
Bộ GDĐT cùng các sở GDĐT và các nhà trường sẽ chủ động có phương án để giải quyết những khó khăn, phức tạp của Kỳ thi để dành những thuận lợi cho học sinh và phụ huynh. Tất cả những khó khăn trong Kỳ thi đều có giải pháp để giải quyết triệt để với trách nhiệm cao nhất của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục các cấp.
Câu 5. Cộng đồng mạng đang bàn tán sôi nổi về “phương án 4” tức là đề xuất bỏ một trong 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ. Quan điểm của Bộ như thế nào về những ý kiến này?
Trả lời:
Thi, kiểm tra, đánh giá là một trong những mắt xích quan trọng của quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông, có tác động lớn đến chất lượng, hiệu quả dạy học và luôn được toàn xã hội quan tâm;
Thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi cuối cùng của quá trình giáo dục phổ thông nên càng quan trọng và cần thiết, cho dù ở các kỳ thi hằng năm số thí sinh trượt tốt nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Kỳ thi này không chỉ nhằm mục đích để xét công nhận học sinh tốt nghiệp mà quan trọng hơn là nhằm mục đích khuyến khích, tạo động lực tích cực học tập cho người học. Thực tế đã chứng tỏ là nếu không thi thì người học rất ít cố gắng. Mặt khác, kỳ thi còn nhằm cung cấp cho giáo viên, nhà quản lý những thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý để cùng đạt mục tiêu chất lượng dạy học ngày càng cao. Hơn nữa, bằng tốt nghiệp THPT hiện nay vẫn là văn bằng cần thiết để phân luồng học sinh, làm căn cứ tuyển sinh cho các cơ sở đào tạo, nhà tuyển dụng và được sử dụng để học sinh chuẩn bị hồ sơ đi du học ở nước ngoài;
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được quy định trong Luật Giáo dục. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội về giáo dục: “Tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực…”; nghiêm túc triển khai Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 1/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, Bộ GDĐT đã tập trung nghiên cứu, cải tiến từng bước ở tất cả các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT;
Trong những năm gần đây, Bộ GDĐT đã phân cấp mạnh cho các địa phương hầu hết các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT; Bộ chỉ còn chủ trì việc xây dựng đề thi chung nhằm bảo đảm mặt bằng chung trong cả nước và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra;
Năm 2014, năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bộ GDĐT đã áp dụng một số điều chỉnh công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hướng kết hợp kết quả thi tốt nghiệp với kết quả đánh giá cả năm lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp, nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của các học sinh, phụ huynh và toàn xã hội;
Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh đại học theo hình thức ”3 chung” những năm qua. Việc tổ chức coi thi, chấm thi theo cụm thi do các trường ĐH chủ trì, tăng cường huy động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ tham gia coi thi, chấm thi cùng với cán bộ, giáo viên của sở GDĐT sẽ đảm bảo Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, hiệu quả để có kết quả đủ độ tin cậy cho xét tốt công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời tạo sự yên tâm cho các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh;
Như vậy, Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia là cách tiếp cận mới trên cơ sở những đổi mới của kỳ thi TN THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ những năm qua, nhất là năm 2014. Đây là phương án không dựa trên việc bỏ một trong 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm làm cho thi cử gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm mà vẫn cho kết quả đáng tin cậy và thực sự là động lực của quá trình nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường phổ thông.
Câu 6. Có ý kiến cho rằng chỉ nên giữ lại Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ không nên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ xét tốt nghiệp THPT?
Trả lời:
- Theo Luật Giáo dục, học sinh khi hoàn thành chương trình THPT phải tham dự kỳ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế (nhất là ở các nước có nền giáo dục phát triển) là chú trọng đánh giá chất lượng đầu ra (đối với giáo dục phổ thông qua kỳ thi tốt nghiệp THPT), chứ không chỉ đánh giá chất lượng đầu vào (thi tuyển sinh ĐH, CĐ).
- Mục đích Kỳ thi TN THPT không chỉ xác nhận trình độ học vấn phổ thông mà quan trọng hơn là thông qua kỳ thi tác động tích cực trở lại quá trình dạy học trong các nhà trường phổ thông, tạo động lực để duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường;
- Hiện nay, hệ thống giáo dục ĐH, CĐ Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của tất cả các thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT; hơn nữa việc phân luồng thí sinh sau THPT là một trong những yêu cầu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Do đó, hàng năm vẫn phải tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ để tuyển chọn được những học sinh phù hợp nhất cho các nhà trường.
- Thi, kiểm tra, đánh giá là một khâu của quá trình dạy học, có liên hệ chặt chẽ, biện chứng với các hoạt động khác của quá trình dạy học và giáo dục. Việc thi sẽ có tác dụng định hướng, điều chỉnh hoạt động học của trò và hoạt động dạy của thầy. Đồng thời, việc thi phải phù hợp với nội dung và phương pháp học tập theo phương châm “học gì đánh giá nấy”.
Từ luận điểm này cho thấy, với thực tiễn của hoạt động dạy học trong các nhà trường Việt Nam hiện nay thì cần thiết phải có kỳ thi cuối cùng để đánh giá đầu ra của giáo dục phổ thông, tác động tích cực trở lại quá trình dạy học.
Trong những năm qua, Bộ GDĐT đã cùng với các địa phương chỉ đạo các trường tích cực đổi mới PPDH, thi, kiểm tra đánh giá. Hoạt động này đã thu được những kết quả bước đầu; đặc biệt, những đổi mới trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 đã được học sinh, phụ huynh, giáo viên và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Đây là sự chuẩn bị cần thiết để đảm bảo cho việc tổ chức thành công một Kỳ thi quốc gia với 2 mục đích.
Câu 7. Mục đích, nguyên tắc và những yêu cầu cơ bản của Kỳ thi THPT quốc gia?
Trả lời:
- Mục đích của Kỳ thi là lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh; đồng thời có tác động tích cực đối với việc đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng dạy học.
- Nguyên tắc của Kỳ thi là phải đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng, độ tin cậy của kết quả thi; Đảm bảo tính kế thừa, liên tục của lộ trình đổi mới thi, chuyển từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực người học; Không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh, vận dụng có hiệu quả những thành tựu hiện đại về đánh giá chất lượng giáo dục.
- Để thực hiện được mục đích Kỳ thi theo đúng các nguyên tắc trên thì đề thi phải bảo đảm phân hoá trình độ học sinh: có một số thí sinh điểm thấp, một số thí sinh điểm cao và nhiều nhất là số thí sinh đạt mức điểm ở giữa, nếu biểu diễn thành đồ thị phân bố điểm thì có dạng gần với phân bố chuẩn;
- Thi cử lâu nay còn nghiêng về đo lường kết quả học được cái gì chứ chưa phải đánh giá học sinh vận dụng kiến thức như thế nào. Mặc dù, kiến thức là cơ sở của năng lực nhưng kiến thức chưa phải là mục tiêu cuối cùng. Kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh năm 2014 đã bước đầu được thực hiện theo hướng đánh giá năng lực nên có tác dụng thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.
Câu 8. Việc tổ chức kỳ thi quốc gia có phát sinh tốn kém so với các kỳ thi hiện nay?
Trả lời:
Trong Kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh có nguyện vọng sử dụng kết quả thi với 2 mục đích phải di chuyển đến các cụm thi như tuyển sinh ĐH, CĐ những năm trước đây. Tuy nhiên, so với chi phí cần cho việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và ba đợt thi ĐH, CĐ trước đây cùng với chi phí cho hàng triệu lượt dịch chuyển của thí sinh và người nhà mỗi mùa thi, thì tổng chi phí của Kỳ thi THPT quốc gia sẽ giảm đi rất nhiều.
Đối với mỗi thí sinh, từ năm 2014 trở về trước phải tham dự 2 kỳ thi liền nhau, đặc biệt kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì các thí sinh phải di chuyển rất xa đến các tỉnh/thành phố để dự thi. Năm nay, với việc chỉ tham dự 1 Kỳ thi được tổ chức thành nhiều cụm thi sẽ giảm bớt nhiều chi phí cho thí sinh dự thi.
Trước đây, nếu thí sinh tham dự cả 2 kỳ thi thì ít nhất phải làm bài với 7 lượt môn thi (gồm 4 môn thi trong kỳ thi TN THPT và 3 môn thi tuyển sinh ĐH hoặc CĐ); nhiều thí sinh tham dự 3 đợt thi với 10 lượt môn thi (gồm 4 môn thi trong kỳ thi TN THPT, 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 1 và 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 2); có những thí sinh tham dự tất cả 4 đợt thi với 13 lượt môn thi (gồm 4 môn thi trong kỳ thi TN THPT, 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 1, 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 2 và 3 môn thi trong đợt tuyển sinh CĐ). Nhưng trong Kỳ thi THPT quốc gia mỗi thí sinh chỉ phải dự thi 4 môn thi tối thiểu, nhiều nhất là 8 môn thi và phổ biến sẽ là 5 hoặc 6 môn thi; với các thí sinh tự do (đã tốt nghiệp THPT từ 2014 về trước) thì số môn thi còn giảm đi, do vậy áp lực thi cử sẽ giảm đi rất nhiều. Thí sinh, gia đình và xã hội cũng sẽ giảm được chi phí cho Kỳ thi.
Với Kỳ thi THPT quốc gia, Bộ chỉ phải xây dựng một bộ đề thi chứ không phải xây dựng nhiều bộ đề thi như trước đây (ít nhất là 4 bộ đề thi cho kỳ thi TN THPT và 3 đợt thi ĐH, CĐ) nên cũng sẽ giảm rất nhiều chi phí cho công tác này.
Tuy nhiên, tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia cũng sẽ có một số khó khăn. Thứ nhất, các trường ĐH, các sở GDĐT chủ trì tổ chức cụm thi trong thời gian 4 ngày, dài hơn so với 2 ngày đối với từng đợt thi từ năm 2014 trở về trước, nhưng xét về tổng thể so với việc các trường ĐH phải tổ chức 2 hoặc 3 đợt thi trước đây thì tổng thời gian tổ chức thi được rút ngắn. Thứ hai, những cán bộ, giáo viên, giảng viên tham gia coi thi, chấm thi có thể sẽ phải di chuyển nhiều hơn, xa hơn so với những năm trước, nhưng cán bộ, giáo viên, giảng viên và các nhà trường sẽ nỗ lực cố gắng khắc phục những khó khăn này để dành phần thuận lợi nhất cho thí sinh và gia đình các em.
Câu 9. Bộ GDĐT tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia với nhiều giải pháp mới, trong khi chương trình giáo dục phổ thông lại vẫn như cũ. Phải chăng ở đây đang có sự mâu thuẫn?
Trả lời:
Thực ra ở đây không có mâu thuẫn. Vì trong thực tế những năm qua, việc đổi mới thi cử đã bắt đầu có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học dù chương trình giáo dục vẫn là chương trình hiện hành. Nhưng tác dụng đó vẫn còn hạn chế bởi các điều kiện dạy học chưa được cải thiện, đổi mới quản lý quá trình dạy học mới chỉ là bước đầu. Ở kỳ thi nào, đề thi cũng phải có yêu cầu phân hoá được thí sinh, phải đảm bảo học sinh nào giỏi thì sẽ làm bài tốt hơn, ai học yếu thì sẽ làm bài kém hơn. Vì vậy, học sinh nên tập trung nỗ lực học tốt, không quá lo lắng về chuyện thi cử thế nào.
Một trong những mục tiêu của Kỳ thi là nhằm tác động tích cực trở lại quá trình dạy học. Bằng việc đổi mới thi, kiểm tra để đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Do đó, tuy nội dung chương trình, SGK chưa thay đổi nhưng với những đổi mới về thi, kiểm tra để từ đó đổi mới PPDH tích cực cũng sẽ từng bước đạt được mục tiêu nói trên.
Câu 10. Đề thi được thiết kế như thế nào để đạt được mục đích của Kỳ thi và đánh giá được toàn diện thí sinh?
Trả lời:
Với cách tiếp cận mới về quan điểm giáo dục toàn diện là trên cơ sở bảo đảm đạt chuẩn tối thiểu học vấn phổ thông, học sinh phải được tạo môi trường học tập thuận lợi để phát huy năng lực sở trường của mình theo định hướng nghề nghiệp, Bộ GDĐT đã chỉ đạo các trường THPT đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra đánh giá môn học theo hướng đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn để làm bài, giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, nhất là đề thi các môn khoa học xã hội và nhân văn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí đã được ra theo hướng mở để khắc phục tình trạng bắt học sinh học thuộc lòng, đồng thời huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và vốn sống của học sinh vào việc làm bài (chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn có kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân...);
Công tác đề thi tiếp tục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở; nội dung câu hỏi của đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản cho hầu hết thí sinh, và yêu cầu nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ. Cùng với quá trình chuyển mạnh việc dạy và học từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, đề thi sẽ tăng dần yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó;
Đề thi trong Kỳ thi THPT quốc gia sẽ có định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 nhưng sẽ tăng các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở theo định hướng đánh giá năng lực của thí sinh.
Câu 11. Những đổi mới trong Kỳ thi THPT quốc gia có ý nghĩa như thế nào đối với công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ?
Trả lời
Kỳ thi THPT quốc gia có ba điểm mới liên quan đến công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học:
- Kết quả thi vừa dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh;
- Thí sinh đăng kí dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ sau khi đã có kết quả thi;
- Các trường ĐH, CĐ tự chủ và linh hoạt trong việc đề xuất các khối thi phù hợp với yêu cầu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo.
Đối với thí sinh, việc đăng ký dự tuyển sau khi đã có kết quả thi sẽ giúp các em tránh được rủi ro là đạt điểm cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH như những năm trước đây, các em lựa chọn được những trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực của mình, đáp ứng tốt hơn tính đa dạng về ngành nghề của giáo dục đại học; cho phép các trường tuyển được các thí sinh có năng lực sát hơn với ngành nghề đào tạo. Với cách thức tuyển sinh nêu ra trong phương án, thí sinh sẽ linh hoạt trong việc chọn các khối thi phù hợp, và sẽ giảm mạnh số thí sinh ảo;
Việc thí sinh đăng kí xét tuyển sau khi có kết quả thi là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các trường phát triển. Các trường muốn tuyển được thí sinh có chất lượng vào học phải xây dựng thương hiệu thông qua chất lượng đào tạo. Đây là động lực bên trong để các cơ sở giáo dục đại học có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Câu 12. Vai trò của các cơ sở giáo dục đại học, các sở GDĐT, UBND các tỉnh, thành phố như thế nào trong việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia?
Trả lời
Mô hình cụm thi của Kỳ thi THPT quốc gia được thiết kế tương tự như cụm thi của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trong những năm gần đây (tương tự các cụm thỉ ở Hải Phòng, Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ nhưng sẽ được mở rộng), trong đó:
- Trường ĐH có đủ năng lực, điều kiện, uy tín và kinh nghiệm tổ chức thi sẽ được Bộ giao chủ trì, phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học trong tỉnh (thành phố) và sở GDĐT tổ chức coi thi, chấm thi và gửi kết quả chấm thi về Bộ GDĐT;
- Các sở GDĐT bên cạnh việc chỉ đạo đánh giá trong quá trình học, xét điều kiện dự thi, phối hợp với trường ĐH tổ chức cụm coi thi, chấm thi chung còn chịu trách nhiệm tổ chức cho học sinh đăng kí dự thi, chuyển dữ liệu đăng kí dự thi về Bộ GDĐT và chủ trì các cụm thi dành cho thí sinh chỉ đăng ký xét tốt nghiệp THPT, không lấy kết quả thi để tham gia tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ (với các địa phương không có cụm thi do trường ĐH chủ trì);
Như vậy, vai trò của các trường ĐH, CĐ trong Kỳ thi THPT quốc gia là rất lớn. Các trường ĐH được giao tổ chức cụm thi sẽ phải tổ chức Kỳ thi nghiêm túc, an toàn, kết quả đảm bảo độ tin cậy để các trường ĐH, CĐ trong hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp yên tâm sử dụng kết quả Kỳ thi vào tuyển sinh; Các sở GDĐT cũng có vai trò lớn hơn so với trước đây: phải tổ chức nghiêm túc kỳ thi đối với các thí sinh thi tại cụm thi địa phương, sao cho kết quả có độ tin cậy, khách quan, không để xảy ra những bất thường, mâu thuẫn với kết quả thi của các thí sinh thi tại cụm thi do các trường ĐH chủ trì;
- Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) tăng cường chỉ đạo các sở, ban, ngành hỗ trợ các cụm thi để tổ chức tốt kỳ thi.
Câu 13. Khi tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia, tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ được thực hiện như thế nào?
Trả lời
Tự chủ trong tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ được thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật Giáo dục đại học. Các trường có thể lựa chọn:
- Xét tuyển dựa trên kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia;
- Xét tuyển dựa trên kết quả học tập tại THPT của thí sinh;
- Tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng (không sử dụng kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia);
- Sử dụng kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh. Các trường tùy thuộc tính đặc thù của ngành đào tạo, có thể bổ sung các hình thức kiểm tra năng lực như sơ tuyển, kiểm tra năng khiếu, phỏng vấn, viết luận, kiểm tra IQ và các hình thức phù hợp khác.
- Kết hợp thi tuyển và xét tuyển (ví dụ các ngành năng khiếu).
Để thực hiện các phương thức tuyển sinh trên, các trường cần xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh đáp ứng các quy định tại quy chế tuyển sinh.
Như vậy, việc sử dụng kết quả Kỳ thi quốc gia vào tuyển sinh không làm mất đi quyền tự chủ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học. Việc sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh sẽ tạo thuận lợi, giảm áp lực, khó khăn cho các nhà trường. Với việc tổ chức tốt Kỳ thi, các trường ĐH, CĐ có thể tuyển được những thí sinh phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của trường mà không phải tốn kém, vất vả thêm.
Câu 14. Một điều mà nhiều người cũng rất quan tâm và băn khoăn là liệu việc tổ chức một kỳ thi quốc gia chung sẽ mâu thuẫn và chồng chéo với Đề án tuyển sinh riêng của các trường ĐH, CĐ, có thể giải thích rõ hơn?
Trả lời:
Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia được xây dựng trước hết để đáp ứng mục tiêu đã được NQ 29 chỉ rõ là “giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. Tự chủ trong tuyển sinh là quyền của các cơ sở giáo dục đại học được quy định trong Luật Giáo dục đại học. Điều quan trọng là phải tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia sao cho kết quả có sự phân hóa và độ tin cậy cao để nhiều trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh. Có thể những năm đầu chưa có nhiều cơ sở giáo dục ĐH sử dụng kết quả Kỳ thi trong tuyển sinh, nhưng về lâu dài sẽ ngày càng có nhiều trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả Kỳ thi trong tuyển sinh. Chỉ khi đó, Kỳ thi THPT quốc gia mới thực hiện được “sứ mệnh” của nó. Với việc kế thừa, phát triển những gì tốt nhất của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung“ để tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia, các trường ĐH, CĐ có cơ sở để yên tâm sử dụng kết quả Kỳ thi vào tuyển sinh.
Cùng với sử dụng kết quả Kỳ thi quốc gia, căn cứ vào đặc điểm của ngành đào tạo của trường, yêu cầu đặc thù của công tác tuyển chọn thí sinh vào trường, các cơ sở giáo dục ĐH có thể chủ động căn cứ quy chế tuyển sinh để sử dụng thêm các hình thức kiểm tra năng lực khác như: phỏng vấn, viết luận, kiểm tra năng khiếu…Còn đối với các trường không sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh thì sẽ thực hiện tuyển sinh riêng theo đề án tuyển sinh riêng của trường. Đây là việc các trường ĐH, CĐ thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh của mình theo Luật Giáo dục đại học. Như vậy, có thể thấy việc tổ chức một Kỳ thi THPT quốc gia chung hoàn toàn không mâu thuẫn và chồng chéo với Đề án tuyển sinh riêng của các trường đại học, cao đẳng.
Câu 15: Những thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi địa phương có còn cơ hội để vào học ở các trường ĐH, CĐ hay không?
Trả lời:
Với các thí sinh đăng ký thi để xét công nhận tốt nghiệp, không có nguyện vọng lấy kết quả thi để dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ, tại các địa phương không có cụm thi do trường đại học chủ trì, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh tham dự kỳ thi Bộ GDĐT sẽ thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các sở GDĐT chủ trì.
Bằng tốt nghiệp THPT là điều kiện cần để thí sinh được vào học ĐH, CĐ. Tuy nhiên, điều kiện đủ để được tuyển vào học được qui định tại Đề án tuyển sinh riêng của từng trường. Hiện nay, mặc dù các địa phương đã có nhiều nỗ lực thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc (nhất là kỳ thi năm 2014) nhưng nhìn chung dư luận xã hội vẫn chưa thực sự tin cậy vào kết quả thi. Do những thí sinh thi tại cụm thi địa phương chỉ thi 4 môn tối thiểu để xét tốt nghiệp THPT, nên có thể được xét tuyển vào ĐH, CĐ nhưng cơ hội rất hạn chế, phụ thuộc vào qui định của các trường ĐH, CĐ. Do đó các em cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký tham dự Kỳ thi phù hợp với nguyện vọng, năng lực cá nhân và điều kiện của gia đình;
Mặt khác, ngoài việc sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh, các trường ĐH, CĐ được quyền tuyển sinh riêng theo Đề án tuyển sinh của trường. Do đó, với các thí sinh dự thi tại các cụm thi địa phương vẫn có cơ hội để vào học ở các trường ĐH, CĐ không sử dụng kết quả Kỳ thi để tuyển sinh. Các em cần theo dõi thông tin tuyển sinh của các trường (thông qua Đề án tuyển sinh riêng cũng được công bố rộng rãi) để tham gia tuyển sinh vào các trường này, tận dụng được những cơ hội để vào học tại các trường ĐH, CĐ phù hợp với nguyện vọng, năng lực cá nhân và điều kiện của gia đình;
Việc tổ chức thi tuyển sinh tại các trường ĐH, CĐ với 4 cụm thi ở các thành phố như từ năm 2014 về trước vẫn chưa thật sự tạo thuận lợi cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn dự thi dẫn đến có những thí sinh học lực tốt nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên không thể về các trường ĐH, CĐ ở các thành phố để dự thi tuyển sinh được. Năm 2015, việc mở rộng thành nhiều cụm thi do các trường ĐH chủ trì sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn dự thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ giúp các thí sinh thuận lợi hơn trong tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ; các thí sinh có thể lựa chọn cụm thi thuận lợi nhất cho mục đích dự thi của mình;
Câu 16. Công tác thanh tra, kiểm tra trong Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tiến hành như thế nào?
Trả lời
Công tác thanh tra, kiểm tra trong Kỳ thi THPT Quốc gia được thực hiện tương tự như thanh tra trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ và kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay nhưng theo hướng chặt chẽ, nghiêm túc hơn:
- Các sở GDĐT, các trường ĐH được giao nhiệm vụ chủ trì cụm thi tổ chức các đoàn thanh tra để đảm bảo duy trì quy chế thi ở các hội đồng coi thi, chấm thi;
- Bộ tổ chức các đoàn thanh tra lưu động sử dụng lực lượng thanh tra của các sở GDĐT, các trường ĐH, CĐ và bố trí các thanh tra cắm chốt tại các cụm thi;
- Tất cả những vi phạm đối với những người tham gia Kỳ thi sẽ đươc xử lý nghiêm minh để hạn chế và tiến tới triệt tiêu những tiêu cực trong thi cử.
Câu 17. Trong Kỳ thi THPT quốc gia, các chế độ ưu tiên (theo khu vực, theo đối tượng, thí sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế...) có được hưởng chế độ ưu tiên như trong kỳ thi TN THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 không?
Kỳ thi THPT quốc gia kế thừa những thành công, ưu điểm của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây, nhất là năm 2014. Những đổi mới của Kỳ thi này chủ yếu ở mục đích của Kỳ thi, cách thức tổ chức coi thi, chấm thi, sử dụng kết quả thi vào xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của thí sinh, các chế độ ưu tiên đã quy định trong quy chế thi tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành (như chế độ ưu tiên theo khu vực, theo đối tượng, thí sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế...) sẽ được tiếp tục áp dụng đối với Kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015. Đồng thời, Bộ GDĐT sẽ cập nhật, bổ sung những chính sách mới của Đảng, Nhà nước về các chế độ ưu tiên để đảm bảo quyền lợi của thí sinh./.